Camera smartphone: Độ phân giải (megapixel) càng cao sẽ càng tốt?

Thứ sáu - 26/08/2016 21:09 849 0

Camera smartphone: Độ phân giải (megapixel) càng cao sẽ càng tốt?

Độ phân giải hình ảnh không còn là yếu tố quyết định trong nhiếp ảnh di động. Một tấm ảnh đẹp phụ thuộc nhiều vào thành phần cấu tạo ống kính, khẩu độ, cảm biến.
Nhiều ‘chấm’ có thật sự tốt?
Trên thực tế, độ phân giải càng lớn sẽ càng tốn dung lượng lưu trữ và thời gian xử lý hình ảnh. Trong khi nhu cầu thực tế của nhiếp ảnh di động là tốc độ và chất lượng ảnh đủ chi tiết để chia sẻ lên mạng xã hội. Độ phân giải hình ảnh cao thật sự quan trọng trong ngành công nghiệp in ấn, xuất bản.
Còn trên smartphone, số “chấm” của máy ảnh đã dừng lại ở mức 13 MP, nhà sản xuất không còn chạy đua về mật độ điểm ảnh nữa. Có nhiều lý do để lý giải điều này, thứ nhất là nhu cầu của người dùng chỉ dừng lại ở mức lưu trữ và chia sẻ trên mạng xã hội. Lý do tiếp theo là độ phân giải hình ảnh càng lớn ngốn 1 lượng không nhỏ dung lượng lưu trữ, pin và thời gian xử lý.
Về phía nhà sản xuất, việc nâng cao số MP của máy ảnh trên điện thoại cũng khiến giá thành sản phẩm bị đẩy lên, ảnh hưởng không nhỏ đến hầu bao của người dùng. Chạy đua về số chấm là không thật sự cần thiết, một bức ảnh đẹp hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác chứ không chỉ ở mật độ điểm ảnh.
Khẩu độ, cảm biến và ống kính mới là yếu tố quyết định
Khẩu độ hay còn gọi là độ mở của ống kính sẽ quyết định đến lượng ánh sáng đi vào máy ảnh và độ sâu của trường ảnh. Khẩu độ càng lớn (chỉ số f càng nhỏ) sẽ giúp camera lấy sáng tốt hơn, cho chất lượng ảnh đẹp và sắc nét hơn, nhất là trong điều kiện ánh sáng yếu. Trong vài năm trở lại đây, nhiều nhà sản xuất đã cố gắng mở rộng khẩu độ để rút ngắn khoảng cách giữa nhiếp ảnh di động với máy ảnh chuyên dụng. Một số model trung cấp như dòng Galaxy A (2016) của Samsung cũng được trang bị máy ảnh với khẩu độ f/1.9. Trong khi đó, vô tình hay cố ý, nhiều nhà sản xuất khác không tiết lộ con số khẩu độ chính xác của smartphone mà thường quảng bá nhiều cho megapixel.
Ngoài khẩu độ, ánh sáng là yếu tố sống còn của camera. Thành phần quan trọng nhất để chụp lại ánh sáng là ống kính và cảm biến. Ánh sáng đi qua ống kính máy ảnh, sau đó đi qua cảm biến, tiếp nhận thông tin và chuyển nó thành tín hiệu điện tử. Từ đó, bộ xử lý hình ảnh tạo ra hình ảnh và tinh chỉnh nó để chỉnh sửa một số khiếm khuyết khi chụp ảnh như là độ nhiễu hạt, độ rung mờ của hình ảnh.
 
Samsung Galaxy A (2016) được trang bị ống kính với khẩu độ lớn tới f/1.9 – vốn chỉ có ở các dòng smartphone cao cấp
Độ mở khẩu lớn sẽ giúp việc chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng tốt hơn, chụp được với tốc độ nhanh hơn, ngoài ra nó cũng đem lại hiệu ứng độ sâu trường ảnh nông (mỏng). Hiệu ứng này còn được biết đến với tên gọi phổ thông khác là hiệu ứng "xóa phông", ý chỉ chủ thể được lấy nét trong bức ảnh nổi bật trên nền (hậu cảnh) bị xóa mờ.
Ngoài ra, các thành phần bổ sung như chống rung quang học, các bộ lọc màu hay các phầm mềm chỉnh sửa hình ảnh được cài sẵn trong máy cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của hình ảnh.
Cuộc đua mới - Trải nghiệm của người dùng
Trong khi một số hãng di động vẫn còn chạy đua về công nghệ, thông số thì “ông lớn” của làng di động là Samsung lại chú trọng nhiều hơn vào trải nghiệm của người dùng. Ưu thế của nhiếp ảnh di động so với ảnh kỹ thuật số là tốc độ. Người dùng chỉ cần đưa smartphone lên và chụp, các thông số còn lại máy sẽ tự động tính toán dựa vào phần mềm của nhà sản xuất.
Như đã đề cập ở trên, khẩu độ luôn đóng vai trò như một yếu tố cực kì quan trọng trong việc cải thiện chất lượng hình ảnh và trải nghiệm camera của người dùng. Chính khẩu độ đã giúp cho người dùng có thể chụp hình một cách thoải mái trong điều kiện thiếu ánh sáng và khiến bức ảnh thêm phần lung linh.
Để nâng cao trải nghiệm người dùng, nhà sản xuất không chỉ tối ưu giao diện máy ảnh mà còn tích hợp thêm một số tính năng thông minh như nhận diện nụ cười, tự động chụp bằng giọng nói hoặc cử chỉ. Máy ảnh trước không chỉ hỗ trợ chụp ảnh selfie mà còn tích hợp nhiều chế độ chỉnh sửa thông minh rất thú vị. Điển hình là trên các smartphone của dòng Galaxy A (2016) có hàng loạt các chế độ đặc biệt như palm selfie, wide selfie và pro mode… giúp người dùng có thêm nhiều lựa chọn.

 

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây