Lê Trang Tông (1533 – 1548) : năm 1533 cựu thần nhà Hậu Lê là Nguyễn Kim không phục nhà Mạc nên đã vào Thanh Hóa thành lập lực lượng rồi đón Lê Duy Ninh về lập làm hoàng đế, tức Lê Trang Tông, phục hưng nhà Lê. Sử sách ghi Trang Tông là con vua Chiêu Tông (?) nhưng cũng có luồn tư tưởng khác nói Trang Tông là con riêng của Nguyễn Kim (?). Vua Trang Tông còn được dân gian gọi là chúa Chổm.
Lê Trung Tông (1548 – 1556) : năm 1548 vua Trang Tông mất, con là Lê Duy Huyên lên nối ngôi, tức Lê Trung Tông.
Lê Anh Tông (1556 – 1573) : năm 1556, vua Trung Tông mất mà không có con nối dõi nên phụ chính Trịnh Kiểm chọn Lê Duy Bang lên ngôi, tức Lê Anh Tông. Lúc này quyền lực nhà họ Trịnh đang rất lớn, vua Anh Tông đã nhìn thấy được cái họa của quyền thần nên âm thầm loại bỏ nhưng kế hoạch không thành.
Lê Thế Tông (1573 – 1599) : khi kế hoạch loại bỏ quyền lực của nhà họ Trịnh bị thất bại vua Lê Anh Tông phải bỏ trốn và sau đó bị sát hại. Trịnh Tùng đưa người con nhỏ của Anh Tông là Lê Duy Đàm lên ngôi, tức Lê Thế Tông. Lúc này Trịnh Tùng đã đánh bại được nhà họ Mạc (Bắc triều) nên quyền lực thực sự nằm trong tay họ Trịnh, vua chỉ là bù nhìn bắt đầu thời kỳ vua Lê – chúa Trịnh hy hữu trong lịch sử Việt Nam và cũng mở đầu thời kỳ đất nước bị phân liệt một cách sâu sắc nhất thành Đàng Ngoài và Đàng Trong.
Ý kiến bạn đọc