Các chúa Trịnh ở Đàng ngoài

Thứ hai - 07/06/2021 23:00 725 0
Bình An Vương – Trịnh Tùng (1623 – 1652) 
Thanh Đô Vương – Trịnh Tráng (1623 – 1652) 
Tây Đô Vương – Trịnh Tạc (1653 – 1682) 
Định Vương – Trịnh Căn (1682 – 1709) 
An Đô Vương – Trịnh Cương (1709 – 1729) 
Uy Nam Vương – Trịnh Giang (1729 – 1740) 
Minh Đô Vương – Trịnh Doanh (1740 – 1767) 
Tĩnh Đô Vương – Trịnh Sâm (1767 – 1782) 
Điện Đô Vương – Trịnh Cán (2 tháng trong năm 1782) 
Đoan Nam Vương – Trịnh Khải (1782 – 1786) 
Án Đô Vương – Trịnh Bồng (1787 – 1788) 
  • Bình An Vương – Trịnh Tùng (1623 – 1652) : Trịnh Tùng là con thứ của Trịnh Kiểm, là người có công đánh đổ nhà Mạc, lấy lại chính quyền cho nhà Lê. Ông được coi là vị chúa Trịnh đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Ông cũng là người kết thúc cho thời kỳ Nam-Bắc triều và mở ra thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh. 

  • Thanh Đô Vương – Trịnh Tráng (1623 – 1652) : năm 1623 Trịnh Tùng lâm bệnh nặng và mất, con là Trịnh Tráng lên thay. Ông đã 4 lần phát quân đánh với chúa Nguyễn ở Đàng Trong nhưng chỉ toàn thất bại nên phải rút về. 

  • Tây Đô Vương – Trịnh Tạc (1653 – 1682) : năm 1653, Trịnh Tráng phong Trịnh Tạc làm Tây Đô Vương. Năm 1657, chúa Nguyễn đem quân vượt sông Gianh đánh Bắc Bố Chính và chiếm được 7 huyện Nam Hà. Trong lúc chiến sự gay go thì Trịnh Tráng mất, con là Trịnh Tạc lên thay. Ông cùng với con trai là Trịnh Căn, phản công với quân của chúa Nguyễn giành lại được Bắc Hà vào năm 1660. 

  • Định Vương – Trịnh Căn (1682 – 1709) : năm 1682 Trịnh Tạc mất, con là Trịnh Căn lên thay. Ông là người có tài cả về quân sự lẫn văn trị. Ông từng cầm quân giành lại đất Bắc Hà từ tay chúa Nguyễn. Ông cũng là người khôn khéo trong ngoại giao khi buộc nhà Thanh phải trả lại các vùng đất bị quan trấn thủ nhà Thanh chiếm ở vùng biên giới. Thời gian ông cầm quyền có thể nói là thời kỳ thịnh vượng nhất ở Đàng Ngoài. 

  • An Đô Vương – Trịnh Cương (1709 – 1729) : năm 1709 Trịnh Căn qua đời, vì con và cháu nội đích truyền đều đã mất, nên chắc là Trịnh Cương lên thay. Ông kế vị trong hoàn cảnh đất nước thái bình, thịnh trị, không có nạn đao binh. Ông sớm tỏ ra là người chín chắn, tận tụy khi tiếp quản cơ nghiệp của tổ tiên và củng cố thêm nền cai trị ở Đàng Ngoài. 

  • Uy Nam Vương – Trịnh Giang (1729 – 1740) : năm 1740 Trịnh Cương đột ngột qua đời, con là thái tử Trịnh Giang lên thay. Giang là người ương hèn, lại ham mê hưởng lạc khiến cho quần thần bất mãn, giặc giã nổi loạn khắp nơi, nền chính trị ở Bắc Hà lung lay dữ dội. Có lần Trịnh Giang bị sét đánh gần chết. Từ đó mắc bệnh “kinh quý”, tâm thần hoảng loạn, phải cho xây cung Thưởng Trì xuống lòng đất để ở. 

  • Minh Đô Vương – Trịnh Doanh (1740 – 1767) : năm 1740, các quần thần trong triều hợp sức đồng lòng lập Trịnh Doanh là em của Trịnh Gianh lên làm chúa, tức Minh Đô Vương. Doanh từ nhỏ đã sớm biểu hiện là người văn tài võ lược. Khi lên ngai vương, ông đã lập tức sửa sang lại những gì mà Trịnh Giang đã làm sai như phế bỏ vua Lê Duy Phường, lập vua Lê Duy Tường, đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài. 

  • Tĩnh Đô Vương – Trịnh Sâm (1767 – 1782) : năm 1767, Trịnh Doanh mất, con là thái tử Trịnh Sâm lên thay. Từ nhỏ Sâm đã được nuôi dạy rất cẩn thận nên khi trưởng thành là người văn võ toàn tài, tính tình cứng rắn, thông minh và quyết đoán. Ông cũng là vị chúa đầu tiên và duy nhất ở Đàng Ngoài đánh chiếm được vùng Thuận Hóa của chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Nhưng sau khi thắng trận lại tỏ ra kiêu căng tự phụ. 

  • Điện Đô Vương – Trịnh Cán (2 tháng trong năm 1782) : năm 1767, Trịnh Sâm mất, con là Trịnh Cán còn nhỏ lại hay đau bệnh lên thay. 

  • Đoan Nam Vương – Trịnh Khải (1782 – 1786) : sau khi Trịnh Sâm mất, Trịnh Khải là con trai trưởng muốn cướp ngôi nên đã xúi giục bọn kiêu binh ở Tam phủ nổi loạn, phế Cán lập Khải lên ngôi. Lúc này Bắc Hà rơi vào nạn kiêu binh nổi loạn, cướp phá khắp nơi. 

  • Án Đô Vương – Trịnh Bồng (1787 – 1788) : năm 1786, nghĩa quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ lãnh đạo tiến đánh Bắc Hà. Quân Trịnh Khải chống cự yếu ớt và bị đánh tan tác. Bản thân Trịnh Khải bị bắt và tự tử ngay sau đó. Để cứu cơ nghiệp của nhà Trịnh, Trịnh Bồng là bác họ của Trịnh Khải tập hợp các tướng lĩnh cũ để mưu đồ việc lớn. Nhưng sau nhiều lần thất bại ông đã từ bỏ ngai vương, chọn cuộc sống tu hành rồi trốn đời biệt tích. Ông là vị Trịnh vương cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay8,427
  • Tháng hiện tại41,174
  • Tổng lượt truy cập1,864,939
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây