LẤP VÒ MÙA NƯỚC NỔI.

Thứ bảy - 22/05/2021 01:47 1.705 0
(Và câu chuyện kể về món ăn "ngự thiện" dân dã của Gia Long hoàng đế xưa). Tháng Mười âm lịch gần về, miền Tây cũng sắp qua mùa lũ nổi. Đồng Tháp nói chung và các xã thuộc huyện Lấp Vò nói riêng nhìn từ xa đều mênh mang bạc trắng. Con nước lớn từ sông mẹ Mê Kông chảy về theo kênh rạch ngược vào đồng ruộng, ao bờ, dân cư, gò miểu. (Bài và ảnh: Nguyễn Quang Vinh)
Lap Vo (3)
Lap Vo (3)
LẤP VÒ MÙA NƯỚC NỔI.
(Và câu chuyện kể về món ăn "ngự thiện" dân dã của Gia Long hoàng đế xưa)
Tháng Mười âm lịch gần về, miền Tây cũng sắp qua mùa lũ nổi. Đồng Tháp nói chung và các xã thuộc huyện Lấp Vò nói riêng nhìn từ xa đều mênh mang bạc trắng. Con nước lớn từ sông mẹ Mê Kông chảy về theo kênh rạch ngược vào đồng ruộng, ao bờ, dân cư, gò miểu. 
Người dân quanh vùng tự xưa nay vốn đã quen với cụm từ "Mùa nước nổi". Chuyện kể, có khi đang ngủ nước về lênh láng nhà cửa. Nước tràn qua kênh, nước lội vào ao, nước leo bờ dậu, nước thấm đầu giường...Mùa nước nổi, cả xóm thôn dùng xuồng ghe chèo, mái dầm, mái quậy làm phương đi lại. Trẻ con í ới tập bơi khi còn để chỏm, người lớn giăng câu, hái lá, thả lưới, đánh lờ, kéo de, đặt trúm. Cứ thế cả vùng sống chung với nước nổi mà vui. Huê lợi về nhiều, tận dụng điều ấy bà con tranh thủ kiếm thêm thu nhập tạo nguồn sống. Cá, tôm, cua chạch, lươn, ếch... lại theo chân bà con đến khắp các vùng chợ. Sản vật đồng xứ Vĩnh Thạnh- Hưng Long (Lấp Vò- Đồng Tháp) đủ chủng loại, nhiều vô kể. Ông Tư Hải một lão ngư nông người trong ấp Hưng Long Tây gần chợ Nước Xoáy tay vân vê điếu thuốc, mắt nhìn xa chầm chậm nói: "Nhà báo cứ ăn đi thì biết, con lươn, con tôm, con cá vùng này không những bây giờ vẫn rất ngon mà từ xưa đã từng nuôi sống Gia Long hoàng đế và tướng lĩnh của ngài lúc ngài về đây tá túc, lánh nạn và chiêu binh. Nơi ngài ở ngày xưa chính là bên bờ vụng Nước Xoáy sau chợ Nước Xoáy xã Hưng Long A huyện Lấp Vò- Đồng Tháp ngày nay".
Con lươn, con cá, bát cơm, cây rau dại và những sản vật bình thường xứ Lấp Vò dưới ruộng, trong ao, ngoài rạch gắn liền với câu chuyện "ngự thiện" truyền đời của người dân quanh vùng Hưng Long A- Vĩnh Thạnh. Sử sách ghi lại vào năm Đinh Mùi (1787) vua Gia Long (Khi ấy còn là Nguyễn Vương Nguyễn Phúc Ánh) từ Xiêm trở về. Ngài chọn khu Hồi Oa bên bờ vụng Nước Xoáy (Nay là ấp Hưng Mỹ Tây xã Hưng Long A- Lấp Vò) làm nơi đồn trú. Sự nghiệp nhất thống giang san cũng có nhiều kỳ tích khởi nguồn từ miền đất linh thiêng này. Lúc ngài trở về, ngoài thì nhà Tây Sơn truy kích, trong quân lương, binh sĩ còn thiếu. Đồng đất, kênh rạch và cả cư dân quanh vùng giúp đỡ, chở che cung cấp quân lương dụng cụ cần thiết cho ngài. Nghĩa phụ của ngài là Hầu thân Nguyễn Văn Mậu cũng sống và thác ở miền này. Hồi Oa nơi ngài Gia Long đồn trú về sau được các vua triều Nguyễn cho xây dựng thành Cao Hoàng Thế Miếu hay Hưng Long Miếu để đặt bài vị vua Gia Long ở đó. Thời gian đổi thay, ngôi miếu thiêng thờ Thế Tổ Cao Hoàng Đế cũng nhiều lần mất đi rồi lập lại. Kỳ gần đây nhất (Năm 1958) cây đa cội được trồng lại và một phần miếu được dân quanh vùng mở rộng.
Miền đất xa, từ quốc lộ 80 đi vào, nay thì dễ nhưng xưa chằng chịt kênh rạch, bởi thế mọi phương tiện đi lại của bà con chủ đạo vẫn là ghe xuồng. Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế về đây sinh sống rồi tạo dựng sự nghiệp dấy quân thống nhất giang san. Tuy xa vời vợi đất cố hương, nhưng hiện thân ngài vẫn được bà con quanh vùng thờ cúng hướng vọng. Câu chuyện những sản vật đời thường ở Lấp Vò- Đồng Tháp nói chung và Hưng Long nói riêng trở thành "Ngự thiện" từ xưa đã có như thế! Lấp Vò mùa nước nổi.
Bài và ảnh: Nguyễn Quang Vinh
(Lấp Vò- Đồng Tháp tháng 11/2017)
Lap Vo (1)
Lap Vo (2)
Lap Vo (3)
 
Lap Vo (4)
Lap Vo (5)
Lap Vo (6)
Lap Vo (7)
Lap Vo (8)
Lap Vo (9)
Lap Vo (10)
Lap Vo (11)
Lap Vo (12)
Lap Vo (13)
Lap Vo (14)
 

Nguồn tin: Bài và ảnh: FB Nguyễn Quang Vinh

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây