Mời đọc bài viết nhân vụ đất quan phòng bị xâm chiếm xây dựng trái phép.

Thứ tư - 05/01/2022 03:47 1.153 0

Nhân vụ đất quan phòng bị xâm chiếm mua bán, xây dựng trái phép ở phường Thủy Xưa6n TP. Huế, mời bà con đọc bài: Bà Lê Quí Nhân của vua Minh Mạng –  Bà mẹ của một gia đình Hoàng tộc “chủ chiến”.

1 langbia Ba Qu Nhan
1 langbia Ba Qu Nhan

Bà Lê Quí Nhân của vua Minh Mạng –  Bà mẹ của một gia đình Hoàng tộc “chủ chiến”

Bà Quý nhân Lê thị Lộc: Người thôn Vân Trình, làng An Triền, huyện Phong Điền (trước là Hương Trà). Thân sinh là Cẩm y hiệu úy1 húy Tiến Thành là nho sinh cuối triều Lê, gặp thời loạn ẩn cư, không ra làm quan.

Mẹ là Nguyễn văn thị Nga.

Bà Quý nhân Lê thị, thụy là Trang Thuận húy là Lộc. Được vua ban chữ Húy là Điều.

Bà sinh vào năm Gia Long thứ 7 năm Mậu Thìn (1808) tháng 12 ngày 20.
Bà có 5 chị em gái (người em út khác mẹ)

    – Chị đầu lấy chồng họ Trương

    – Chị kế lấy chồng họ Nguyễn

    – Chị thứ 3: Lê thị Ái (Tiệp Dư) húy là Cầu. Bà sinh ngày 20 (giờ Tí) tháng 10 năm Kỷ mùi (17.11.1799). Năm Giáp Tuất (1813) được tuyển vào hầu đức Thánh tổ nơi tiềm để, sung vào hàng cung nhân. Năm Canh Thìn (1820) được phong là Tài nhân. Năm Giáp Thân (1824) được phong Mỹ nhân. Năm Bính Thân (1836) sách phong Tiệp Dư.
Bà mất ngày 26 tháng 8 năm Quý hợi (8.10.1863). Thụy là Tịnh Nu. Mộ táng tại Dương Xuân Thượng (Thủy Xuân, Huế). Nhà thờ tại số nhà 140 Nguyễn Sinh Cung Huế.

 

    – Em gái út (em gái khác mẹ) lấy chồng họ Dương. Đều sớm góa bụa, không có con trai.

Năm Thánh Tổ lên ngôi (1820) Bà Lê thị Lộc được vời vào cung. Năm 1836 (Bính Thân) bà được phong làm Mỹ Nhân. Năm 1837 (Đinh Dậu) bà được phong làm Quý Nhân.

Bà mất vào năm Thiệu Trị thứ 7 tức là năm Đinh Mùi tháng giêng ngày 22 (1847).

Hưởng dương 40 năm có 3 con trai và 2 con gái. Tẩm của Bà ở Thôn Thượng 2 Thủy Xuân, Huế.


1    Cẩm Y Hiệu Uý: Chức quan võ Chánh lục phẩm

11- Bà Lê Quí Nhân của vua Minh Mạng –  Bà mẹ của một gia đình Hoàng tộc “chủ chiến”

Nguyễn Đắc Xuân. Báo: Kiến Thức Ngày Nay, số Xuân 2004

Một ngày cuối năm 2003, được tin lăng mộ một bà phi của vua Minh Mạng nặm phía sau chùa Từ Hiếu đang bị dân địa phương lấn chiếm làm nhà ở và chuồng nuôi gia súc, tôi liền đến tìm hiểu. Quả thật thông tin đó không sai. Ngôi lăng thuộc thôn Thượng 2 xã Thủy Xuân, nằm xế phía tây lăng bà Chiêu Nghi (thứ phi của chúa Võ Vương) rất nổi tiếng ở Huế. Ngôi lăng khá to, ngoài lăng chính, phía trước còn có một số lăng nhỏ của các ông hoàng bà chúa khác, tạo thành một khu lăng mộ còn tương đối nguyên vẹn. Ở phía đông khu lăng có vài ngôi nhà tạm vừa dựng lên sát tường thành của lăng chính. Ở phía tây lăng chính có một gia đình làm nhà ở từ lâu, chuồng nuôi gia súc xây gần tường lăng nồng nặc một mùi hôi thối.

img017Dân địa phương cho biết ngôi lăng chính trước đây đã từng bị bọn tìm vàng đào trộm. Sau đó cháu chắt của người chôn trong lăng lấp trám lại chỗ bị đào như cũ. Qua tìm hiểu được vị trí khu lăng mộ nầy được ghi trong bản đồ địa chính của xã Thủy Xuân với một chữ chung chung là “Cồn Mồ”.            

Text Box: - Mặt trước Lăng bà Quí nhân Lê thị Lộc.	 Trao đổi với dân địa phương, trong đó có người đang làm việc ở xã Thủy Xuân, tôi được biết: Khu lăng mộ đó rất đồ sộ nhưng dân địa phương và cả cán bộ ở xã đều không biết lịch sử của những người được táng ở đó là ai. Họ chỉ biết – theo người xưa kể lại – đó là đất quan phòng (đất của nhà nước), thời Nguyễn không ai dám dụng đến.

 
1. Bà Lê Quí Nhân (18…. – 1847)

– Lăng bia Bà Quí nhân Lê thị Lộc.

 

Theo tấm bia dựng trong lăng, người táng trong đó là bà Quí Nhân Lê Thị Lộc. Theo Liệt truyện và Nguyễn Phúc tộc thế phả, bà Quí Nhân họ Lê có tên Thụy là Thúy Nhi, người làng An Triền (làng Rào) huyện Phong Điền, thứ nữ của Cẩm Y Hiệu úy Trần Tiến Thành, em ruột bà Tiệp Dư Lê Thị Ái (1799-1863) – bà phi thứ 10 của vua Minh Mạng, sinh mẫu nhà thơ Hoàng tộc nổi tiếng Tuy Lý Vương. Ông Lê Tiến Thành vốn là một người giữ chùa, có hai người con gái rất đẹp được tiến cung cho Hoàng đế Minh Mạng, được xếp vào bậc Quí Nhân (bậc thứ 7 trong Cửu giai) nên thường được gọi là bà Lê Quí Nhân. Bà qua đời vào ngày 21 tháng Giêng năm Thiệu Trị thứ 7 (Đinh mùi, 1847), lăng mộ táng trên khu đồi sau lưng chùa Từ Hiếu tại thôn Thượng 2, xã Thủy Xuân như đã đề cập trên. Phủ thờ bà trước dựng ở làng Dã Lê thượng (xã Thủy Phương, huyện Hương Thủy), nay thờ tại Phủ Phong Quốc Công (220 Nguyễn Sinh Cung, Huế).

Bà Lê Quí Nhân có với vua Minh Mạng 5 người con, hai công chúa đầu và ba hoàng tử sau:

  • Công chúa Xuân An, tên thật là Thục Tĩnh (1825-1856) con gái thứ 21/64 của vua Minh Mạng, hạ giá cho Phò mã Đô úy Trương Phúc Lý. Công chúa có 3 trai và 2 gái. Mộ của công chúa nằm bên ngoài phía trái mặt trước lăng bà thân mẫu tại thôn Thượng 2, xã Thủy Xuân;
  • Công chúa Bình Thạnh, tên thật là Thụy Thận (1829-1907), con gái thứ 31/64 của vua Minh Mạng, hạ giá cho Phò mã Đô úy Hồ Phan. Mộ của Công chúa nằm bên cạnh mộ Công chúa Xuân An;
Lễ Chạp ngày 09/7/2017 ( 16.6. Âm lịch)
Lăng Công Chúa Bình Thạnh trước và sau khi quét dọn, làm vệ sinh – 09-7-2017 (16.6. Âm lịch)

 

   Lăng Công Chúa Thục Tỉnh ( Xuân An Công chúa) là Trưỡng Nữ của Bà Quý Nhân Lê thị Lộc, chị đồng từ với Hoàng Tử Phong Quốc Công.ồng từ với Hoàng Tử Phong Quốc Công.
Lăng Công Chúa Thục Tỉnh ( Xuân An Công  Chúa)
  • Trấn Biên Quận Công Miên Thanh (1830-1877), hoàng tử thứ 51/78 của vua Minh Mạng. Lăng mộ của ông được táng tại làng Phú Xuân, Phủ thờ tại làng Dương Nỗ. Ông có 17 con trai và 10 con gái. Người con trai thứ hai là Hường Hàng; người con thứ ba Hồng Vịnh (tác giả Đào Trang thi tập); Người con thứ năm là Hường Thuyền(?-1922), đều là những nhân vật lịch sử;
  • Phong Quốc Công Miên Kiền (1831-1854), hoàng tử thứ 55/78, của vua Minh Mạng. Lăng mộ táng tại Dương Xuân Hạ, Phủ thờ tại 220 Thuận An (nay là Nguyễn Sinh Cung), phường Vỹ Dạ. Ông có 7 con trai và 4 con gái. Con trưởng là Hồng Thông (Khanh Hương Hầu1), thứ hai Hường Tế và thứ ba là Hường Chức. Cháu nội đích tôn (con Hồng Thông) là Ưng Đam (1872-1952), hiệu Tô Khanh, làm đến chức Tiền quân Đô thống thời Khải Định. Các con trai của Miên Kiền cũng là những nhân vật lịch sử sẽ trình bày dưới đây.
  •  “Hiếu Ý” Miên Ngụ (1833-1847), hoàng tử thứ 64/78, ông là con út cua bà Lê Quí Nhân. Lúc nhỏ ông rất thông minh, ham học, hằng ngày chỉ lo việc sách vở, rất có hiếu với mẹ. Cho nên sau khi mẹ mất 13 ngày, ông quá thương xót cộng thêm bệnh đậu mùa nên đã qua đời lúc mới 15 tuổi (4 tháng 2 năm Thiệu Trị thứ 7, Đinh mùi, 1867). Ông mất lúc còn nhỏ nên chưa được phong tước. Ông được người anh con dì (Tuy Lý Vương) cùng với những người có tước Công quý mến, tặng cho ông hai chữ Hiếu Ý. Tẩm của ông ở An Cựu. Năm Tự Đức thứ 20 (1867), ông được thờ ở Triển Thân Từ, đến năm Hàm Nghi Ất dậu (1885) dược chuyển qua thờ ở Thân Huân Từ.
Lăng Hoàng tử Miên Ngụ – (em của ông Trấn Biên và Phong quốc Công) ở Lăng Đức Từ.

 


  1. Chú thích: đúng là Phong Hương Hầu.

 

2. Một gia đình Hoàng tộc theo phái “Chủ chiến”

Từ sau ngày vua Tự Đức qua đời (19.7.1883), các quan Phụ chánh đại thần trong triều đình Huế chia làm hai phe. Phe phế bỏ vua kế nghiệp Dục Đức do Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đứng đầu; phe chống lại sự phế lập mà Trần Tiễn Thành được xem là người tiêu biểu. Về sau, khi đối đầu với thực dân Pháp, phe chủ trương các cuộc phế lập trở thành “phe chủ chiến”, còn phe kia là “chủ hòa”.

Phe chủ chiến thành lập một lực lượng riêng để thanh trừng những người không ủng hộ họ. Theo Đào Duy Anh, tác giả bài nghiên cứu Phụ chánh Đại thần Trần Tiễn Thành (Les Grandes Familles De l’Annam,S.E. Trần Tiễn Thành, BA VH, no 2-Avril-Juin 1944, tr.153), Tôn Thất Thuyết đã cử các ông Hường Hàng, Hường Chức và Hường Tế chỉ huy quân “Phấn Nghĩa” xuống Phố Chợ Dinh ám sát Phụ chính Đại thần Trần Tiễn Thành trong đêm 30 tháng 10 năm Quý mùi (1883). Như trên đã viết, ba hoàng tôn này đều là cháu nội của bà Lê Quí Nhân. Nhiều tài liệu cũng cho biết, phe chủ chiến cũng đã cử Hường Hàng đem quân xuống Vỹ Dạ thanh trừng Tuy Lý Vương Miên Trinh. Tuy Lý – vừa là bác ruột vừa là chồng của dì ruột ông Hường Hàng, vì tình riêng, Hường Hàng đã trùng trình tạo điều kiện cho Tuy Lý chạy về Thuận An trốn trước khi đoàn quân binh đến Vỹ Dạ. Nhờ thế mà Tuy Lý Vương thoát chết. Hai năm sau, trong trận đánh úp quân Pháp diễn ra vào ngày 23 tháng 5 Ất dậu (1885), Hường Thông – con trưởng Miên Kiền, em con chú ruột của Hường Hàng, được tôn Tôn Thất Thuyết giao chỉ huy quân đội đóng trên Kỳ Đài. Ông Hường Thông đã chiến đấu anh dũng và hy sinh ngay trong đêm 23 tháng 5 Ất dậu. Từ đó đến nay ngày giỗ ông Hường Thông tại Phủ Phong Quốc Công làng Vỹ Dạ diễn ra cùng lúc với đồng bào Huế cúng Âm hồn tưởng nhớ đến những người đã chết trong ngày Thất thủ Kinh Đô 23 tháng 5.

 3. Hậu vận không được như ý

Sau sự kiện thất thủ Kinh đô (7.1885), người Pháp dựng lên vua Đồng Khánh để tiếp tay cho Pháp bình định dân Nam. Các cháu nội theo phe chủ chiến chống Pháp của bà Lê Quí Nhân hết sức lo sợ. Họ phải lẫn tránh để khỏi bị trả thù. Ba năm sau, vua Đồng Khánh qua đời (cuối năm 1888), Bửu Lân – con vua Dục Đức đăng quang lấy niên hiệu là Thành Thái, các cháu nội của bà Lê Quí Nhân đã từng đứng về phía Tôn Thất Thuyết phế truất Dục Đức, nay sợ vua Thành Thái hỏi tội, không thể trốn tránh mãi được, hai ông Hường Chức và Hường Tế đành phải vào Thiên Chúa giáo để nhờ các cha cố ở Phủ Cam che chở. Sách Nhân vật giáo phận Huế (t.I) của Lê Ngọc Bích ra đời nhân dịp kỷ niệm 150 năm Giáo Phận Huế (1850-2000) có chép một mẩu chuyện về các ông như sau:

“Lúc nầy, hai ông Hường Tế và Hường Chức đang ở Phú Cam và đã theo đạo. Để bắt cho được hai ông, quan Phụ chánh đại thần Nguyễn Trọng Hiệp (1834-1920) lập mưu gởi thư mời hai ông qua gặp mặt. Hai ông đoán trước điềm dữ nhưng cũng phải tuân lịnh triều đình gọi. Quan Phụ chính Nguyễn Trọng Hiệp tiếp đón ra pha trà uống ra vẻ niềm nở. Bỗng có hiệu lịnh, lính xông ra bắt hai ông, tròng gông vào cổ.

Hai ông bị án tử hình, sau nhờ linh mục Allys, bấy giờ làm cha sở Phú Cam, can thiệp qua khâm sứ Pháp ở Huế, xin được cải án lưu đày viễn xứ. Hai ông phải mang gông, mang xiềng sắt, đi bộ từ Huế vào chốn lưu đày tại chốn sơn phòng Nghĩa Định, vùng núi giữa Quãng Nghĩa – Bình Định. Về sau Toàn quyên Pháp can thiệp, hai ông được tha về” (LNB, tr.102)..

Ông Hường Thuyền (?-1922) – con thứ năm của Trấn Biên Quận Công Miên Thanh, thấy các anh em bị trả thù cũng sợ bèn chạy lên phía sau đồi Quảng Tế dựng một cái cốc để trốn tránh, nhưng sau bị các cha cố Thiên Chúa giáo tìm đến thuyết phục, ông Thuyền cũng ngả theo Thiên Chúa giáo (1892) để được yên thân luôn.

Còn ông Hường Hàng, theo Đào Duy Anh (tài liệu đã dẫn, tr.153), sau làm Tuần vũ Quảng Trị, rồi bị cách chức, “Chết cách đây (ĐA,1944) 12 năm trong cảnh khốn cùng.” Qua nhiều tài liệu khác được biết con gái ông Hường Hàng lấy Đào Nhữ Tuyên – con trai nhà soạn tuồng nổi tiếng Đào Tấn. Không rõ sau đó những người nầy có sự nghiệp gì đáng ghi tôi chưa có điều kiện tìm hiểu.

Mặc dầu hậu vận của các cháu nội bà Quí Nhân không được như ý, nhưng dù sao họ cũng là những nhân vật lịch sử, hiểu rõ cuộc đời của họ cũng góp phần làm sáng tỏ những bí ẩn của giai đoạn lịch sử “tứ nguyệt tam vương” mà nhiều người chưa biết. Hơn nữa, bên cạnh những nhân vật mà hậu vận không được như ý cũng có người “rất được như ý”. Đó là trường hợp ông Hường Thông – một người cháu nội của bà Lê Quí Nhân và vua Minh Mạng đã hy sinh trên Kỳ Đài nước Đại Nam chống thực dân xâm lược. Chúng ta không đủ điều kiện để trùng tu tôn tạo mộ phần của tất cả những nhân vật lịch sử nói trên, thì ít ra cũng phải gìn giữ bảo vệ lăng mộ bà Quí Nhân – bà nội của các nhân vật lịch lich sử ấy, ngoài ý nghĩa để nhớ ơn bà, còn là một cơ hội để nhắc đến cái giai đoạn lịch sử không vui của triều Nguyễn với các thế hệ con cháu sau nầy.

Có nên như thế không hỡi bà con xã Thủy Xuân và thành phố văn hóa du lịch Huế ?

Một ngày cuối năm 2003.

Nguồn tin: phongquoccong.wordpress.com

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây