Những câu hỏi hay trong quá trình thực hiện số hóa Gia phả.

Thứ hai - 20/03/2017 20:16 658 0
Kính thưa quý mệ, quý bà con và quý thân hữu;

Vừa qua, chúng tôi nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp của quý mệ, quý bà con và quý thân hữu. Nhận thấy đó là những vấn đề cần làm rõ để chúng tôi thực hiện được chính xác hơn trong việc số hóa Gia phả, nên chúng tôi xin tập hợp các ý kiến và trả lời từng câu hỏi một. Chân thành cảm ơn quý mệ, quý bà con, quý thân hữu đã quan tâm.
Kính thưa quý mệ, quý bà con và quý thân hữu;
Vừa qua, chúng tôi nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp của quý mệ, quý bà con và quý thân hữu. Nhận thấy đó là những vấn đề cần làm rõ để chúng tôi thực hiện được chính xác hơn trong việc số hóa Gia phả, nên chúng tôi xin tập hợp các ý kiến và trả lời từng câu hỏi một. Chân thành cảm ơn quý mệ, quý bà con, quý thân hữu đã quan tâm.
1- Hỏi: - Về Ngài Nguyễn Cam: Anh chép là Ngài Nguyễn Kim, Tộc Phả Nguyễn Phước khi lập Phả đã truy tôn Ngài là Thủy Tổ của dòng Họ Nguyễn Phước, ở vị trí Đời Thứ 1 dòng họ. Việc đưa Ngài lên hàng Thủy Tổ Phả là truy tôn ngài lên hàng Thượng Phả (điều này con cháu hậu duệ cũng có thể làm tròn nghĩa vụ của mình) hay vì lý do nào khác ? Bởi đây chính là cốt lõi của Vương Phả đã được các vị Tiên Đế đầu Nhà Nguyễn Truy tôn, chúng ta những thế hệ con cháu sau này có nên làm thay đổi cấu cấu trúc chung của Tộc Phả không ? Đấy là tôi chưa nói liên quan đến Hệ – phần con cháu – hậu duệ của Ngài mà Ngài là người sáng lập Hệ 1.
Trả lời: Chúng tôi sẽ lưu ý phần này. Gia phả khi đã được số hóa, thì sẽ vẫn thay đổi được khi phát hiện sai sót. Về phần này tôi sẽ thống nhất với Ban vận động.
2- Hỏi: - Nếu Vương Phả chỉ từ Ngài Nguyễn Hoàng đến Ngài Nguyễn Phước Thuần, vậy Ngài Nguyễn Phước Côn thân phụ của Ngài Gia Long liệt vào phần nào ? Vì năm 1802, sau khi thống nhất sơn hà, Ngài Gia Long đã truy tôn tất cả các vị chúa Nguyễn của mình – từ Ngài Nguyễn Cam đên Ngài Nguyễn Phước Côn (thân phụ Ngài Gia Long) là Hoàng đế (các vị Hoàng đế không thực sự ở ngôi) và được liệt vào Tiền Hệ.
Trả lời: Cũng như phàn trả lời trên.
3- Hỏi: - Phần Hậu Duệ, chổ này tôi thấy chưa được rõ, muốn anh cho thêm thông tin. Theo tôi hiểu: Vương Phả và Đế Phả thực chất là một, song vì việc phân chia Hệ và Chánh Hệ có đã lâu nên cũng chỉ là cắt việc chép Phả ra cho tiện – điều này con cháu – hậu duệ có thể trong một giới hạn nào đó điều chỉnh được. Tuy nhiên cần phải làm rõ: Vương Phả (Tiền Hệ, Hệ Tiền Biên), Đế Phả (Chánh Hệ, Hệ Chánh Biên) là bao gồm các vị Hoàng đế không thực sự ở ngôi (các chúa Nhà Nguyễn) và các vị Hoàng Đế thực sự ở ngôi (các vua Nhà Nguyễn) cùng con cháu hậu duệ được liệt vào (tiền Hệ và Chánh Hệ). Vậy câu hỏi đặt ra phần hậu duệ bắt đầu từ đời nào của các Phòng ở các Hệ (mà theo tôi được biết có thể chưa chính xác ở các Hệ 1, Hệ 2 ở các Phòng con cháu – hậu duệ có Phòng cũng đã 18 – 19 đời, tức là đời thứ 19 kể từ Tổ Phòng đời thứ 1 ? Nguyễn Phước Tộc là con cháu – hậu duệ các chúa Nguyễn, vua Nguyễn – chính là từ bắt đầu các Phòng ở các Hệ Tiền Biên và Chánh Biên, tức nằm ở Vương Phả và Đế Phả, vậy còn phần Hậu duệ nào nữa ? Hay Vương Phả, Vương Triều Nguyễn (thực chất là Đế Phả) chỉ ghi chép về các vị Liệt Thánh và khi tách phần con cháu – hậu duệ ra thì có thành Phả Không – một lối cấu trúc Phả của Nhà Nguyễn lấy Hệ làm thuật ngữ đặc biệt, dữ vai trò trung tâm vừa ở trạng thái tĩnh tại lại vừa ở trạng thái luôn chuyển động trong cây Gia Tộc ?
Trả lời: Tôi xin nói rõ: Hậu duệ là con cháu quý chư vị Ngài từ Thủy tổ phả trở xuống, chứ không là chỉ con cháu của chư Vị Chúa và Vua.
4- Hỏi: - Nguyễn Phúc và Nguyễn Phước có gì khác nhau ? Phúc là âm đọc của người miền Bắc, Phước là âm đọc của người miền Nam, khi viết ra chữ Hán thì bản chất Phúc và Phước cùng là một nét chữ, vậy câu hỏi đặt ra là có cần như cách anh đặt vấn đề không ? Hay anh còn có ý tưởng nào khác cũng xin được cho biết ?
Trả lời: Hiện nay, có một số bà con đề nghị dùng thống nhất Phúc hoặc Phước mà thôi. Nhưng như anh phân tích, lịch sử như thế nào, thì tôi số hóa như vậy, không thể thay đổi. Do vậy, trên mạng internet, tôi đã “lập trình” khi co bất cứ một ai gõ tìm kiếm Nguyễn Phúc hay Nguyễn Phước đều về một trang nhà Nguyễn Phước Việt Nam. Nhân đây cũng xin nói thêm, cũng có một số bà con đề nghị bỏ chữ Việt Nam đi, vì dòng họ Nguyễn Phước (Phúc) chỉ có một trong lịch sử, nhưng trên mạng internet hiện nay có quá nhiều trang Nguyễn Phước và một vài trang trong số đó, đưa tin bài vở không đúng mục đích mà trang nhà Nguyễn Phước Việt Nam đã làm hơn 20 năm qua.
5- Hỏi: - Xuyên suốt toàn bộ Gia Phả Nhà Nguyễn anh chọn “Vương Phả Nguyễn Phúc” có lẽ tôi cũng xin được góp ý cho anh đôi điều nhưng không phải là trên email này, mà hẹn anh email tới khi anh có chút hồi âm cho tôi những vấn đề có ý là câu hỏi mà cũng là góp ý để anh định hướng ý tưởng.
Trả lời: Rất cảm ơn những góp ý này của anh, cũng như những góp ý của quý bà con nhiều hơn nữa, để chúng tôi SỐ HÓA GIA PHẢ càng chuẩn bao nhiêu thì đỡ vất vả về sau, quan trọng là cung cấp đến quý bà con và bạn đọc một khái niệm về dòng họ chúng ta chính xác.
6- Hỏi: - Trong Ban vận động tôi thấy danh sách (con cháu) thuộc Chánh Hệ mà không thấy (con cháu) nào thuộc Tiền Hệ. Vấn đề là không phải vào danh sách để làm gì, mà đặt ra ý tưởng bản Phả được hội tụ đầy đủ con cháu Nhà Nguyễn để thể hiện sự quảng đại khi làm một việc gì liên quan đến Gia Tộc, đó cũng là cách thu hút sức mạnh dòng họ.
Trả lời: Hiện nay, chúng tôi đang lấy tên là: BAN VẬN ĐỘNG SỐ HÓA GIA PHẢ, với mục đích rất mong nhiều bà con tham gia. Nếu có thể anh cùng tham gia và quý bà con cùng tham gia là điều tôi và quý mệ trong Ban vận động rất hoan nghênh. Vừa qua cũng có ý đề nghị là chờ thống nhất ý kiến rồi mới thực hành, nhưng tôi xin mạn phép trả lời: Chờ thống nhất thì rất khó, chín người mười ý, trong một gia đình đôi lúc còn chưa thống nhất được, huống gì cà một dòng họ, quan điểm của chúng tôi là thực hiện và cố gắng thực hiện tốt qua những tài liệu tin cậy, cũng như những góp ý của quý bà con cũng như bạn đọc, cố gắng hết sức để giải thích những gì bà con chưa hiểu và mong những góp ý chân tình.
Lời kết: Rất cảm ơn quý mệ, quý bà con và quý thân hữu đã gửi góp ý.
Chúng tôi rất trân trọng những góp ý của bà con, nếu đúng thì sẽ thực hiện, còn nếu chưa đúng thì chúng tôi cũng sẽ lấy đó làm kinh nghiệm tránh đi. Nên rất mong nhiều bà con nữa góp ý để chúng tôi hoàn thành được tốt nhất, đáp ứng được sự mong đợi của quý bà con.
Bảo Kỳ tổng hợp và đưa lên mạng.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây