Về việc di dời khu mộ bà Tài nhân họ Lê ở Huế

Thứ sáu - 14/07/2017 03:21 1.182 0
Đã nhiều ngày nay, mình đọc nhiều bài viết xoay quanh việc nên hay không di dời khu mộ bà Tài nhân họ Lê ở Huế. Phần lớn các bài viết trên báo mà mình đọc đều chỉ tường thuật về vụ việc như sự giằng co giữa hai bên. Một bên là chính quyền Huế cương quyết di dời khu mộ bà Tài nhân qua khu viên tẩm của bà Học Phi, vì theo nhận xét của cơ quan Trung Tâm Bảo Tàng Di Tích Cố Đô Huế (TTBTDTCĐ Huế) thì "nếu giữ nguyên vị trí khu lăng mộ sẽ ảnh hưởng đến vấn đề tâm linh do dự án bãi đỗ xe bao quanh khu lăng mộ này. Phương án di dời ngôi mộ đến gần vị trí lăng bà Học Phi là phù hợp.". Ngược lại, người trong dòng họ Nguyễn Phước tộc cùng những người tâm huyết đang quyết tâm đến cùng trong việc giữ nguyên hiện trạng nơi bà Tài nhân nằm và đắp lại cho bà phần mộ bia cần có. (Từ FB Brian Wu)
Ông Hồ Chí Minh với Di sản.
Ông Hồ Chí Minh với Di sản.
Về việc di dời khu mộ bà Tài nhân họ Lê ở Huế
Đã nhiều ngày nay, mình đọc nhiều bài viết xoay quanh việc nên hay không di dời khu mộ bà Tài nhân họ Lê ở Huế. Phần lớn các bài viết trên báo mà mình đọc đều chỉ tường thuật về vụ việc như sự giằng co giữa hai bên. Một bên là chính quyền Huế cương quyết di dời khu mộ bà Tài nhân qua khu viên tẩm của bà Học Phi, vì theo nhận xét của cơ quan Trung Tâm Bảo Tàng Di Tích Cố Đô Huế (TTBTDTCĐ Huế) thì "nếu giữ nguyên vị trí khu lăng mộ sẽ ảnh hưởng đến vấn đề tâm linh do dự án bãi đỗ xe bao quanh khu lăng mộ này. Phương án di dời ngôi mộ đến gần vị trí lăng bà Học Phi là phù hợp.". Ngược lại, người trong dòng họ Nguyễn Phước tộc cùng những người tâm huyết đang quyết tâm đến cùng trong việc giữ nguyên hiện trạng nơi bà Tài nhân nằm và đắp lại cho bà phần mộ bia cần có.
Trong mớ bồng bông này, mình lại tìm về sử xưa, về ông bà và tiền nhân. Có một bài viết mà mình rất thích và mình nghĩ những ai quan tâm đến việc di dời khu mộ của bà Tài nhân họ Lê nên đọc. Bài có tiêu đề là Chủ tịch Hồ Chí Minh với bảo tồn di sản văn hoá dân tộc, trên trang mạng của Cục văn thư và lưu trữ nhà nước, mà bạn có thể đọc tại đây >> http://www.archives.gov.vn/.../Tin%20chi%20ti%E1%BA%BFt....
Bạn thấy đó, ngay từ những ngày đầu cách mạng thành công, người lãnh đạo một nhà nước còn non trẻ, đã nghĩ đến và ký sắc lệnh 65/SL trong đó nêu lên rất rõ việc: "Nghiêm cấm việc phá hủy những đình chùa, đền miếu hoặc nơi thờ tự khác, những cung điện, thành quách cùng lăng mộ chưa được bảo tồn. Cấm phá hủy những bia ký, đồ vật, chiếu sắc, văn bằng, giấy má, sách vở có tính cách tôn giáo hay không, có ích cho lịch sử, nhưng CHƯA ĐƯỢC bảo tồn".
Vậy khi mà chính quyền Huế đòi di dời khu mộ của bà Tài nhân, thì không hiểu trên vấn đề pháp lý, họ có phải đã vi phạm sắc lệnh này của chủ tịch Hồ Chí Minh không ? Mình không là luật sư nên không hiểu, nhưng nếu đây là sắc lệnh từ một vị lãnh đạo lập ra chế độ ngày nay, thì chắc sắc lệnh này vẫn có tiếng nói của nó trong chế độ hiện thời đúng không bạn ? Mình thấy các báo còn nêu lên là ngày ký sắc lệnh này, ngày 23 tháng 11 (năm 1945), là ngày Di Sản Văn Hóa tại Việt Nam. Nên chắc sắc lệnh 65/SL này là sắc lệnh có thật đúng không bạn ?
Ngoài vấn đề pháp lý nêu trên, còn cả vấn đề đạo đức nữa. Thời cách mạng tháng 8 là thời cả nước gian khổ, vậy mà vị lãnh đạo một nhà nước non trẻ đã nhất lòng ký sắc lệnh này. Điều này cho ta thấy ông cũng suy tư nhiều về di sản dân tộc, về việc loạn lạc trong thời loạn binh đao, về việc nhà nước non trẻ này vẫn cần để lại những di tích văn hóa cho hậu thế hiểu về tiền nhân, về ông bà. Vậy vào thời điểm năm 2017 này, khi những ai liên quan đến việc di dời này tại Huế, ngồi trong phòng họp với đầy đủ tiện nghi, với quyền quyết định tuyệt đối, với vợ đẹp con ngoan, với nhà cao cửa rộng, với miệng thề quyết chiến quyến sống trong việc di dời mộ của bà Tài nhân, đã và đang nghĩ sao về những quyết định hoặc cách hành xử của mình khi so sánh với việc làm của chủ tịch Hồ Chí Minh khi ký sắc lệnh 65/SL vào ngày 23 tháng 11 năm 1945 ? Họ đã thật sự làm đúng với ý nguyện của chủ tịch Hồ Chí Minh chưa ?
Khi ta xem lại về cách trang trí trong tất cả các phòng họp của các cơ quan nhà nước tại Việt Nam, từ cấp xã lên đến trung ương, ta đều thấy có pho tượng bán thân của chủ tịch Hồ Chí Minh ở vị trí trang trọng nhất trong phòng, và dường như tất cả đều có treo tấm băng rôn "Sống chiến đấu và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại". Vậy, khi mà cơ quan TTBTDTCĐ Huế đưa ra nhận định "nếu giữ nguyên vị trí khu lăng mộ sẽ ảnh hưởng đến vấn đề tâm linh do dự án bãi đỗ xe bao quanh khu lăng mộ này. Phương án di dời ngôi mộ đến gần vị trí lăng bà Học Phi là phù hợp.", thì những người trong các cuộc họp kín này đã thật sự "sống chiến đấu và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại" trong việc bảo tồn di tích chưa ? Mình để tất cả tự suy gẫm vậy.
Ngoài vấn đề pháp lý và đạo đức ra, khi ta xét đoán việc di dời này trên bàn cân xe và mộ, thì hóa ra, nếu quả thật là ta nên di dời khu mộ do sợ ảnh hưởng tâm linh đến dự án bãi đỗ xe, thì chẳng lẽ xe, là thứ hàng không hẳn quá cao sang thời nay, cứ khoảng vài năm người ta lại đổi, lại trở nên cao quý hơn cả khu mộ bia của một bà Tài nhân hay sao ? Mà nếu thật là vậy, thì tại sao dân ta lại cần phải đóng thuế cho sự tồn tại của cơ quan TTBTDTCĐ Huế ? Vì cơ quan TTBTDTCĐ Huế này, chính là vì nó đại diện cho tiếng nói người dân, là xe CHƯA BAO GIỜ VÀ KHÔNG BAO GIỜ quý hơn mộ bia xưa cả, vì xe đổi thì chỉ như thay quần áo, chứ mộ bia đã di dời, đã phá hủy thì đồ làm lại sẽ mất hẳn tính linh thiêng, sự authenticity. Nên nếu một cơ quan văn hóa như cơ quan TTBTDTCĐ Huế đã coi thường cả mộ bia xưa và đề nghị di dời đi vì sợ mộ bia ảnh hưởng đến bãi đỗ xe (và mình nhấn mạnh là ảnh hưởng đến bãi đỗ xe nghen bạn, chứ không là khu dân cư), thì theo mình, cơ quan văn hóa TTBTDTCĐ Huế này nó cũng vô dụng như ông bình vôi vậy, vì bỏ nó đi thì không có cơ quan nào lên tiếng cho việc bảo tồn di sản tại Huế, nhưng có nó thì nó chả giúp ích được gì, đôi khi nó còn là công cụ để người ta dựa vào đó mà đập bỏ hết những gì còn sót lại của tiền nhân nước ta.
Nên từ những điều phân tích trên, và mình chưa đem ra những điều khác như luật của UNESCO chẳng hạn, thì bạn thấy đó, việc di dời này nếu được thực hiện, chẳng những nó vi phạm về mặt pháp lý, đạo đức, mà nó còn là cái tát thẳng vào mặt chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh đạo đã hết lòng vì lý tưởng của mình. Những quyết định vội vã và cách hành xử thô bạo này của chính quyền Huế cho ta thấy là những pho tượng của chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt trong các phòng họp nhà nước là vô tri, và những tấm băng rôn "Sống chiến đấu và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại" là vô bổ. Còn hơn thế nữa, những quyết định vội vã và thô bạo này còn nêu lên sự "đắng lòng" mà không ai muốn nói nhưng ai cũng nghĩ, là những người đã và đang đi theo lý tưởng Hồ Chí Minh ở Huế, họ đã không còn đi theo lý tưởng cao cả của ông nữa, ít nhất là trên phương diện bảo tàng di tích văn hóa. Những người Huế này đã coi thường cả gia sản của vùng đất mà người Việt trên toàn thế giới, mà trong đó có cả chủ tịch Hồ Chí Minh, khi nghĩ về Huế, lại nghĩ về lăng tẩm, về mộ bia, về những gì rất Huế. Những vị lãnh đạo của các cơ quan nhà nước ở Huế liên quan đến việc này, đã và đang đánh mất đi một trong những cái đẹp nhất trên vùng đất mà ông cha họ đã tạo dựng nên, một cái gì đó rất Huế, rất mệ, rất eng, để biến nó trở thành một cái bãi đỗ xe vô hồn và có lẽ còn đáng buồn hơn, là người du lịch trên thế giới đến Huế không hẳn đã không biết bãi đỗ xe là gì. Người Huế, mà đại diện là những người đã hoặc đang im lặng hoặc đồng tình cho việc di dời này, đã và đang cổ súy cho một tầng lớp Trương Phúc Loan mới mà chính bản thân họ dạy con cháu khinh bỉ tầng lớp này khi học về sử, đó là sự mâu thuẫn trong cách sống của người Huế ngày nay, rất khác xa với những gì mà mình đọc về người Huế xưa, người của vùng đất Thần Kinh, người rất trọng những gì liên quan đến triều đình, đến những gì xưa lắm, người được quyền tự hào là con cháu của vùng đất 9 chúa 13 vua mà người Việt nào khi nghĩ đến đều nể trọng họ cả. Nếu người Huế ở ngay vùng đất của ông cha họ, mà họ còn không biết gìn giữ, và lại xem thường cả gia sản của ông cha họ không bằng một bãi đỗ xe, thì người Huế không có quyền đi rao giảng cho thế giới, hoặc ít nhất cho người Việt, là họ là con cháu của vùng đất Thần Kinh. Vì sao họ không có quyền này ? Vì con cháu vùng đất Thần Kinh mà quật cả mộ của ông bà mình cho một bãi đỗ xe, mà lại còn lên tiếng về nỗi sợ tâm linh cho bãi đỗ xe và nhất quyết di dời khu mộ, thì đó đúng là sự đắng lòng cho những ai còn thương Huế vậy. Người Huế mà mình đọc là người rất giữ kẻ, rất khó chịu cho những ai không theo điển lễ, và họ thường tự hào là con cháu đất Thần Kinh, chứ có đâu mà làm những việc quật mồ hạ tiện đến vậy chỉ vì đồng tiền và làm mờ cả lương tri của con cháu đất Thần Kinh.
Có lẽ những bạn bè ở Huế mà mình biết, họ chắc đau lòng lắm, nhưng họ không thể nói hoặc viết được, vì nhiều lý do khách quan khác nhau. Vậy mình xin viết bài này thay mặt cho những bạn bè này, và cho chính mình, lẫn cho những ai còn yêu mến sử và yêu mến những gì rất xưa ở Việt Nam. Huế đẹp và cổ kính quá. Người Huế khó tánh vì họ rất giữ kẻ nhưng người Huế mà mình đọc chưa bao giờ quật cả mộ của ông bà mình đi chỉ vì một bãi đỗ xe cả. Nên khi đọc các bài báo tường thuật, mà mình lại không thấy có bài nào viết về những điều này, mà chỉ thấy có sự phản ứng lẻ loi yếu ớt trên trang mạng facebook, mình thấy xấu hổ trên cương vị là một người trẻ Việt Nam có ăn có học và nặng lòng với những di sản văn hóa của đất nước. Người trẻ không hẳn đã quá quan tâm về chính trị vì đó là việc của thánh nhân, nhưng người trẻ mà làm lơ hay im lặng luôn cho việc người ta chà đạp thô bạo lên di sản văn hóa nước mình, thì có khác gì mình OK với việc người ta chà đạp lên cờ, lên hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh ? Ngày xưa, bà huyện Thanh Quan chắc là còn thấy những gì còn sót lại ở Thăng Long để mà viết bài Thăng Long Hoài Cổ đến nay ta còn thưởng thức. Vậy bạn có chắc vài thế hệ sau, Huế có còn di sản văn hóa nào để mà bạn ngâm "Ðã đôi lần đến với Huế mộng mơ, tôi ôm ấp một tình yêu dịu ngọt, vẻ đẹp Huế chẳng nơi nào có được, nét dịu dàng pha lẫn trầm tư ..." không? Hay bạn sẽ ngán ngẩm cho Huế có một bãi đỗ xe rất chuyên nghiệp, với những kẻ khúm núm vì đồng tiền, và với những người bán cả di sản của ông cha họ cho bãi đỗ xe ấy ? Biết đâu, khi ấy Huế không còn mộng mơ như bạn nghĩ nữa đúng không, mà đổi lại, Huế sẽ là nơi mà trong lịch sử của thế giới, sẽ được mãi mãi biết đến là "khu di sản thế giới đã bán cả di sản dân tộc cho một bãi đỗ xe" và cụm từ Hue trong tiếng Anh sẽ được ban biên tập từ điển Webster đưa vào lịch sử với ý nghĩa là "kẻ ngu đần đã bán cả di sản ông cha" hoặc "sự vô trách nhiệm trong công cuộc bảo tồn di sản", ví dụ bạn có thể viết tiếng Anh như vậy nè "Oh no, he is becoming Hue", hoặc "are we talking about going Hue or are we talking about the true need for the presevation of cultural relics ?". Bạn biết không, một khi mà danh từ Hue đã trở thành một idiom trong tiếng Anh, thì tiếng dơ ngàn đời không rửa sạch đâu há. Đến lúc đó, mình chắc bạn, Hue không còn là những gì mà người ta nghĩ đến và thương nữa, mà nó trở thành một cụm từ đáng khinh bỉ, được hình thành chỉ vì một nhóm người vì quyền lợi, vì sự thiếu hiểu biết, vì khinh thường Huế tạo ra. Và đó theo mình, chính là trách nhiệm của giới nhà báo trong việc cần lên tiếng, của những người trẻ như bọn mình cần lên tiếng đó bạn. Bạn có thể im lặng, bạn có thể cười cười, bạn có thể diễu cợt, bạn có thể sợ bị trù dập, bạn có thể ăn tiền khỏi viết, nhưng bạn đã sẵn sàng cho việc thế giới đưa từ Hue vào trong từ điển tiếng Anh, để lại tiếng dơ muôn đời, bạn có sẵn sàng để đối diện với người du lịch trên thế giới khi đi du lịch một xứ nghèo nàn nào ở Châu Phi chẳng hạn, họ vẫn nói "look, this place is going Hue all over" chưa ? Vì mặc dù người ta có thể không hiểu Hue ra sao, Hue là gì, nhưng người ta vẫn hiểu Hue trong câu dùng là gì với ý nghĩa khinh bỉ, như hình ảnh ngón tay thúi ở Mỹ đó bạn. Bạn có chắc bạn không có trách nhiệm trong việc này không ? Bạn có chắc việc này không liên quan đến đất nước, đến con cháu, đến niềm tự hào dân tộc của bạn không ? Bạn có chắc khi bạn ngồi im nghĩa là bạn đã làm tròn trách nhiệm của một người trẻ yêu nước thương nòi không ? Mình để bạn suy gẫm vậy.
Và mình muốn bạn, hãy đọc những tên dưới đây, vì những nhân vật này là những người giữ quyền hoặc liên quan đến việc chấp thuận, kháng cáo quyết định di dời khu mộ của bà Tài nhân họ Lê ở Huế. Đúng hay sai, có lẽ lịch sử sẽ phán xét, nhưng bạn hãy đọc vì những nhân vật này chính là các nhân vật sẽ được viết lại trong sử nước ta sau này, để cho con cháu đọc về một thời nhiễu nhương tại xứ Huế. Nếu bạn là con cháu của những người này, bạn rất nên đọc lại các tên này một lần nữa.
====
1. Chủ tịch UBND Thừa Thiên Huế - nhiệm kỳ 2016-2021 - Nguyễn Văn Cao
2. Giám đốc Trung Tâm Bảo Tàng Di Tích Cố Đô Huế - Tiến Sĩ Phan Thanh Hải
3. Giám đốc Công ty TNHH TMDV Chuỗi Giá Trị - Lê Quốc Tuấn
4. Chánh Thanh tra Sở Văn hóa Thể thao Thừa Thiên Huế - Nguyễn Văn Hà
5. Chủ tịch UBND phường Thủy Xuân Huế - Nguyễn Văn Hòa
6. Tổ trưởng tổ dân phố 11, phường Thủy Xuân Huế - Đỗ Trọng Bướm
7. Chủ tịch Hội Đồng Trị Sự Nguyễn Phúc Tộc - Tôn Thất Viễn Bào
8. Đại diện Hội Đồng Trị Sự Nguyễn Phúc Tộc - Tôn Thất Giáp
9. Người phát hiện ra vụ việc này nhưng không được mời vào buổi họp kín - Nguyễn Phước Vĩnh Khánh
====
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn cứ viết phản luận để mình cùng học hỏi.
Regards,
Brian
P.S: Và dĩ nhiên, bạn có biết là khu mộ của các bà phi (nghĩa là dưới bậc hoàng hậu), tiếng Việt ta có cụm từ là Viên Tẩm không ? Nên bạn dùng lăng tẩm cho phần mộ của vua và hoàng hậu, viên tẩm cho các bà phi đến bậc tiệp dư, và trở xuống đều gọi là mộ. Nên bạn đừng nghe theo cơ quan văn hóa TTBTDTCĐ Huế, khi họ, mà đại diện là vị tiến sĩ Phan Thanh Hải, quyền giám đốc cơ quan, lại cho tất cả vô cụm từ "lăng mộ" và gọi tất cả các bà phi tần từ A-Z của một vị hoàng đế là "vợ vua" nghen. Người Việt ta không nghèo chữ đến vậy, và thật sự cơ quan văn hóa TTBTDTCĐ Huế này, đáng lẽ phải biết dùng chữ hơn thiên hạ, nên khi họ dùng chữ không khác hạng bình dân học vụ, thì ta không có lý do gì phải coi họ là nhóm người biết chữ và văn hóa xưa để mà phải tôn là bậc dân chi phụ mẫu để ta học hỏi cả. Học giả hơn nhau ở cách dùng từ đúng và đủ, chứ chưa bao giờ học giả khoe với nhau ta làm nghèo chữ nghĩa, bình dân hóa tất cả, cho cả dân chăn vịt hiểu, ví dụ như cho luôn phụ sản thành xưởng đẻ, và tự cho mình là đã có công truyền bá chữ nghĩa vậy. Đây cũng là một điều cho bạn suy gẫm, vì người trẻ, ta có quyền YÊU QUÝ tiếng nước ta, hoặc ta có quyền thờ ơ, và cùng với vị tiến sĩ và cơ quan này, nắm tay nhau mà TỪ NGƯỜI XUỐNG VƯỢN vậy.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây