TÌM HIỂU TÔN HIỆU CHÚA TIÊN NGUYỄN HOÀNG

Thứ hai - 15/05/2017 21:12 1.730 0

TÌM HIỂU TÔN HIỆU CHÚA TIÊN NGUYỄN HOÀNG

Dân Việt ta luôn tự hào có được một giang sơn gấm vóc trải dài từ ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau. Để có một non nước tươi đẹp như vậy, hẳn không ai quên được công cuộc Nam tiến mở mang bờ cõi của dân tộc ta dưới thời các chúa Nguyễn Đàng Trong.
 
  H.1
 
(Riêng tặng tất cả giáo viên và học sinh trường Nguyễn Hoàng – Quảng Trị, xưa và nay)
 
Dân Việt ta luôn tự hào có được một giang sơn gấm vóc trải dài từ ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau. Để có một non nước tươi đẹp như vậy, hẳn không ai quên được công cuộc Nam tiến mở mang bờ cõi của dân tộc ta dưới thời các chúa Nguyễn Đàng Trong.


 
Khởi đầu nghiệp Chúa ở Đàng Trong là Chúa Nguyễn Hoàng. Ông vào trấn thủ Thuận Quảng, bắt đầu một thời kỳ lịch sử mới. Để mở rộng bờ cõi, năm 1611 ông đã thực hiện cuộc Nam tiến đầu tiên, tiến chiếm đất từ đèo Cù Mông (bắc Phú Yên) đến đèo Cả (bắc Khánh Hòa) của vương quốcChăm Pa vốn đã suy yếu, lập thành phủ Phú Yên gồm hai huyện Đòng Xuân và Tuy Hòa, giao cho Văn Phong trấn giữ. Cho tới khi ông mất, giang sơn họ Nguyễn trải dài từ đèo Ngang (nam Hà Tĩnh) tới núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn), gần đèo Cả, bây giờ là vùng cực nam Phú Yên.
 

Tương truyền trong lúc hấp hối, Nguyễn Hoàng dặn dò con trai là  Nguyễn Phúc Nguyên:Nếu Bắc tiến được thì tốt nhất, bằng không giữ vững đất Thuận Quảng và mở mang bờ cõi về phía nam.”
 
Bản dịch của Viện Sử học sách Đại Nam thực lục, Tập I, tr.28 ghi: “Chúavỗ về quân dân, thu dụng hào kiệt, sưu thuế nhẹ nhàng, được dân chúngmến phục, bây giờ thường xưng (tụng) Chúa Tiên. Nghiệp đế dựng lên, thực là xây nền từ đấy.”
 
Danh xưng Chúa Tiên trong sử sách ghi là thế, các sách báo ngày nay cũng viết thê. Tuy nhiên, vì không có chữ Hán kèm theo, việc hiểu nghĩa của danh xưng này gặp nhiều khó khăn, mỗi người một ý. Nói chung có 02 cách hiểu:
 
- Một số nhà nghiên cứu cho rẳng “Tiên” là trước, như trong các cụm từ “trước tiên, tổ tiên, tiên vương, tiên đế,..” Vậy chúa Tiên là vị chúa đầu tiên, vị chúa khởi thủy của thời Đàng Trong. Nếu thế thì sách xưa phải đã viết là  先 主. Có diều cần lưu ý là các cụm từ tiên vương, tiên đế, tiên chúa lại có nghĩa thông dụng là vị vua, vị chúa đã qua đời. Xưng tụng vậy e là không tế nhị rồi.
 
- Theo một số người khác “Tiên” là ông Tiên, như trong các cụm từ “tiên phật, tiên cảnh, tiên ông,…” . Theo nghĩa này, chúa Tiên là vị chúa nhân hậu, bác ái, luôn cứu giúp kẻ khốn khó, cơ bần như các ông tiên, ông bụt trong các chuyện cổ tích truyền khẩu dân gian. Với nghĩa này, chúa Tiên phải viết là 主.
 
Cái điều nên làm là chúng ta cần căn cứ vào các tư liệu cổ để khỏi phải suy diễn cảm tính rồi tranh luận một cách chủ quan. Tra cứu các sách xưa, người viết đã gặp 02 tư liệu sau:
 
1- Cụ Trần Trọng Kim trong sách Việt Nam Sử lược, NXB Trung tâm Học Liệu Sài Gòn, 1972, về sau NXB Tp Hồ Chí Minh tái bản vào năm 2000, có vẽ sơ đồ Nguyễn thị thế phổ. Trong sơ đồ này cụ ghi rõ là Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng (Chúa Tiên) với chữ Hán là 主. (H.1) Nếu để ý đến danh xưng của con chúa Nguyễn Hoàng, chúa Nguyễn Phúc Nguyên là Phật Chúa (H.2), thì ta thấy được sự thống nhất trong cách xưng tụng của các vị chúa này. Họ là những người luôn cứu giúp dân chúng như các vị tiên phật trong truyện thần thoại  
 
Dẫu vậy, người viết vẫn chưa yên tâm với tư liệu này. Sách vở in đi in lại biết đâu tam sao thất bổn. Cụ Trần Trọng Kim ghi chú là đã tham khảo ĐạiNam thực lục tiền biên. Đây là một văn bản sử học chính thức và quan trọng của Nguyễn triều, độ chính xác có thể xem là tuyệt đối.
 
 
 H.2
 
2- May thay, tra cứu qua Google, người viết gặp đươc bản scan cuốn Đại Nam Thực lục tiền biên. Trong bản scan cuốn Đại Nam Thực lục tiền biên.Q.1, tờ 6 do Nguyễn triều Quốc Sử quán biên soạn mà Viện Sử học đã dày công chuyển sang Việt ngữ, người viết đã chụp lại ảnh sau (H.3):
 
   H.3
 
Đoạn văn trong ảnh này đầy đủ là “Thượng phủ tuần quân dân, thu dụng hào kiệt, khinh dao bạc phú, nhân tâm duyệt phục, thời xưng Tiên Chúa. Đế nghiệp chi hưng thực cơ ư thử. 上 撫 循 軍 民,收 用 豪 傑, 輕 徭 薄 赋,人 心 悅 服,時 稱 僊 主. 帝 業 之 興 寔 基 於 此.”(Bản dịch của Viện Sử học ở trên). Trong đoạn này, từ “Tiên chúa” được khắc bản gỗ là  主. Chữ nguyên là chữ (Hán Việt tự điển, Thiều Chửu, tr.37). Đại Nam thực lục của Quốc sử quán thì chắc chắn là chính xác rồi. Hơn nữa các bản khắc gỗ này hiện còn được lưu trữ.
 
Đến đây, chúng ta đủ cứ liệu để kết luận rằng Chúa Tiên (主) hay Tiên Chúa là danh xưng dành cho Ngài Nguyễn Hoàng với ý nghĩa rằng Ngài nhân hậu từ ái, thông tuệ giỏi giang, lắm phép thần thông và đã cứu giúp dân chúng như các vị tiên trong thần thoại.
 
Nếu không có Chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào Nam, làm gì có nghiệp Chúa Đàng Trong và chúng ta làm sao có một giang sơn rộng lớn xinh đẹp như hôm nay. Xưng tụng như thế là một cách tri ân đối người cầm quyền có công lớn với dân tộc và Tổ Quốc. Thật chí lí thay!
 
Tháng 9.2013

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây