Bài viết bổ sung bài: 200 NĂM VUA GIA LONG TUYÊN BỐ CHỦ QUYỀN HOÀNG SA (1816 – 2016)

Thứ sáu - 26/08/2016 21:10 905 0

Bài viết bổ sung bài: 200 NĂM VUA GIA LONG TUYÊN BỐ CHỦ QUYỀN HOÀNG SA (1816 – 2016)

Sau khi báo Tuổi Trẻ đăng bài viết 200 NĂM VUA GIA LONG TUYÊN BỐ CHỦ QUYỀN HOÀNG SA (1816 - 2016) của tôi trong các ngày từ 10-12/10/2016, nhiều bạn bè của tôi đã có phản hồi tích cực với bài viết này.
Tuy nhiên hơi tiếc một điều là tôi viết vội cho kịp đăng nên bỏ sót một số chi tiết quan trọng, liên quan đến sự kiện 1816 dưới thời Pháp thuộc.
Sau khi đọc bản biên niên ký Hoàng Sa - Trường Sa của Dự án Đại sự ký Biển Đông, thì tôi mới nhớ ra những điều mình bỏ sót.
VĨ THANH
Sau khi báo Tuổi Trẻ đăng bài viết 200 NĂM VUA GIA LONG TUYÊN BỐ CHỦ QUYỀN HOÀNG SA (1816 - 2016) của tôi trong các ngày từ 10-12/10/2016, nhiều bạn bè của tôi đã có phản hồi tích cực với bài viết này.
Tuy nhiên hơi tiếc một điều là tôi viết vội cho kịp đăng nên bỏ sót một số chi tiết quan trọng, liên quan đến sự kiện 1816 dưới thời Pháp thuộc.
Sau khi đọc bản biên niên ký Hoàng Sa - Trường Sa của Dự án Đại sự ký Biển Đông, thì tôi mới nhớ ra những điều mình bỏ sót. 
Trong Biên niên ký của dự án có các sự kiện sau:
- 12/01/1932: France attempted to occupy the Paracels. French claims were purportedly “based on the alleged 1816 occupation of the… [Paracels] by the emperor of Vietnam and his alleged construction of temples and monuments there in 1835”.
- 29/8/1932: Trong thư trả lời Chính phủ Pháp về vấn đề chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa, Chính phủ Trung Hoa đưa ra lập luận rằng: Khi vua Gia Long chiếm hữu quần đảo ấy, Việt Nam là một nước chư hầu của Trung Hoa.
- 1932: A subsequent Chinese diplomatic exchange claimed that it would have been impossible for Vietnam to annex the Paracels in 1816 because, at the time, Vietnam was a Chinese vassal state:
…Based on our research and investigation, in 1816, Annam was subject to China. Whether in terms of might or in terms of reason, it was impossible for Annam to invade China’s territory. What’s more, in the history and books of China, there is no recordation whatsoever that the Xisha Islands were once occupied by [China’s] vassal State An’nam. The records of the Vietnamese history must have been inconsistent with the facts…”. France purportedly did not respond to this note for more than a year.
Như vậy, người Pháp ghi nhận sự kiện vua Gia Long tuyên bố chiếm hữu Hoàng Sa vào năm 1816 là một tuyên bố chính thức về chủ quyền của nước Đại Nam lúc đó đối với quần đảo Hoàng Sa. 
Trong khi đó, Trung Hoa dân quốc giở chiêu bài “Việt Nam lúc đó là một chư hầu của Trung Hoa” nên Hoàng Sa đương nhiên thuộc Trung Hoa để phản đối chủ quyền của Đại Nam / Việt Nam đối với quần đảo này. Đây cũng là chiêu bài mà học giới Trung Cộng hiện nay thường sử dụng. Tuy nhiên học giới Trung Quốc (cả Trung Cộng lẫn Trung Hoa Dân quốc) đều cố tình lẫn lộn giữa “quốc gia triều cống” (tribute state) và “quốc gia chư hầu” (vassal state hay satellite state). “Triều cống” (giữ nước nhỏ đối với nước lớn) là để giữ quan hệ hữu hảo và duy trì hòa bình giữa hai nước; khác với “chư hầu” là lệ thuộc hoàn toàn vào nước lớn. 
Cũng vì coi tuyên bố chiếm hữu Hoàng Sa vào năm 1816 là cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Đại Nam đối với quần đảo Hoàng Sa nên sau khi vua Bảo Đại ban hành Dụ số 10 ngày 29 tháng 2 năm Bảo Đại thứ 13 (ngày 30/3/1938) về việc tách quần đảo Hoàng Sa khỏi tỉnh Nam-Ngãi, sáp nhập vào tỉnh Thừa-Thiên, thì người Pháp đã cho dựng trên đảo Pattle (đảo Hoàng Sa) một cột mốc khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa vào năm 1938. Trên cột mốc ghi: “République Française - Empire d’Annam - Archipel des Paracels 1816 - Île de Pattle - 1938” (Cộng hòa Pháp - Đế chế An Nam - Quần đảo Hoàng Sa 1816 - Đảo Hoàng Sa 1938)

Đây là chi tiết quan trọng mà tôi quên đưa vô bài báo nói trên.
Nay xin bổ túc.
NGƯỜI NƯỚC HUỆ (từ Đà thành, Quảng Nam quốc)

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây