Phản hồi bài viết trong tác phẩm Nghiên cứu triều Nguyễn và Huế xưa của tác giả Nguyễn Đắc Xuân.

Thứ sáu - 26/08/2016 21:10 1.368 0

Phản hồi bài viết trong tác phẩm Nghiên cứu triều Nguyễn và Huế xưa của tác giả Nguyễn Đắc Xuân.

Thưa quý Bà con, nhân dịp Bà con, con cháu Nội, Ngoại 4 Phòng Tuy Lý Vương, Kiến Tường Công, Trấn Biên Quận Công và Phong Quốc Công đồng tâm hiệp lực Phụng cúng tài chánh để Trùng tu Lăng Mộ Thân Phụ mẫu của 2 Đức Từ Lê Thị Ái và Lê Thị Lộc là Ông Bà Ngoại của 4 Hoàng Tử tại Làng Vân Trình (làng Rào) Phong ĐIền tỉnh Thừa Thiên.
Tôi đưa ra 2 vấn đề mà tác phẩm nêu trên đã không nghiên cứu kỹ và đi thực địa để viết đúng sự thật, điều đó sẽ làm giảm uy tín của tác giả và đụng chạm đến sự Tôn Nghiêm Tổ Tiên bên Ngoại của Bà con 4 Phòng Chúng tôi.
Phản hồi bài viết trong tác phẩm Nghiên cứu triều Nguyễn và Huế xưa của tác giả Nguyễn Đắc Xuân.
Tác phẩm: Nghiên cứu Triều Nguyễn và Huế Xưa
Tác giả: Nguyễn Đắc Xuân.
Nhà Xuất bản Thuận Hóa năm 2011.
Bài báo: Bà Quý Nhân của vua Minh Mạng - Bà Mẹ của một gia đình Hoàng Tộc “Chủ Chiến“.
Theo Nguyễn Đăc Xuân trong Báo Kiến Thức Ngày Nay Số Xuân 2004.
Bài báo này sau đó được tác giả đưa vào tác phẩm: Nghiên cứu Triều Nguyễn và Huế Xưa từ trang 543 đến 547
Thưa quý Bà con, nhân dịp Bà con, con cháu Nội, Ngoại 4 Phòng Tuy Lý Vương, Kiến Tường Công, Trấn Biên Quận Công và Phong Quốc Công đồng tâm hiệp lực Phụng cúng tài chánh để Trùng tu Lăng Mộ Thân Phụ mẫu của 2 Đức Từ Lê Thị Ái và Lê Thị Lộc là Ông Bà Ngoại của 4 Hoàng Tử tại Làng Vân Trình (làng Rào) Phong ĐIền tỉnh Thừa Thiên.
Tôi đưa ra 2 vấn đề mà tác phẩm nêu trên đã không nghiên cứu kỹ và đi thực địa để viết đúng sự thật, điều đó sẽ làm giảm uy tín của tác giả và đụng chạm đến sự Tôn Nghiêm Tổ Tiên bên Ngoại của Bà con 4 Phòng Chúng tôi.
1.   Nguồn gốc xuất thân của 2 Đức Từ Lê Thị Ái và Lê Thị Lộc .
2.   Sai lầm địa điểm an táng của 2 Công Chúa Xuân An và Bình Thạnh.
Chúng tôi theo tư liệu Gia Phả Phòng Phong Quốc Công in năm 2010 (là bản chính thức lưu hành trong Phòng) và thực địa để đối chiếu.
1.   Nguồn gốc xuất thân.
Theo sách Nghiên cứu Triều Nguyễn và Huế Xưa. Từ trang 543 đến trang 547.
·Trong sách ghi: Ông Trần Tiến Thành vốn là một người giữ chùa, có 2 người con gái rất đẹp được tiến cung cho Hoàng đế Minh Mạng.
Theo Gia Phả Phòng Phong Quốc Công in năm 2010 (là bản chính thức lưu hành trong Phòng).
·Chép về nguồn gốc của Đức Từ đã trích trong bài: Tiên Mẫu Lê Tiệp Dư Thần Đạo Biễu. Do Đức Ông Tuy Lý Vương viết và cho khắc trên Văn Bia Lăng Đức Từ Lê Thị Ái (Thành Thái nhị niên thập nhị nguyệt, cát nhật phụng sắc kiến).
·Bà Quý Nhân Lê Thị Lộc: Người thôn Vân Trình làng An Triền, huyện Phong điền (trước là Hương Trà) Phủ Thừa Thiên. Thân sinh là Cẩm Y Hiệu Úy Công, húy Tiến Thành, là Nho sinh cuối Triều Lê, gặp thời loạn ẩn cư không ra làm quan. Mẹ là Nguyễn Văn Thị Nga. Bà Quý Nhân Lê Thị, Thụy là Trang Thuận húy là Lộc. Được vua ban cho chữ húy là Điều. Bà sinh vào năm Gia Long thứ 7, năm Mậu Thìn (1808) tháng 12 ngày 20.
  Bà có 5 chị em gái  (người em út khác mẹ)
Người Chị đầu lấy chồng họ Trương.
Người  Chị kế lấy chồng họ Nguyễn.
Người  Chị Thứ 3: Lê Thị Ái (Tiệp Dư) húy là Cầu. Bà sinh ngày 20 (giờ tý) tháng 10 năm Kỹ mùi (17.11.1799). Năm Giáp tuất (1813) được tuyễn vào hầu Đức Thánh Tổ nơi Tiềm để, sung vào hang Cung nhân …… Năm Bính Thân (1836) sách phong Tiệp Dư. Bà mất ngày 26 tháng 8 năm Quý Hợi (08.10.1863) Thụy là Tịnh Nu.
Người Em gái út (khác mẹ) lấy chồng họ Dương. Đều sớm góa bụa, không có con trai.
2.   Địa điểm an táng của 2 Công Chúa Xuân An và Bình Thạnh.
a-    Về Tẩm của Công Chúa Xuân An:  Sách Nghiên cứu Triều Nguyễn và Huế Xưa ghi: Mộ Công Chúa nằm bên ngoài, phía trái, mặt trước lăng Bà Thân Mẫu (Đức Từ Lê Thị Lộc) tại thôn Thượng 2, xã Thủy Xuân nay là ……
Đi thực địa, đọc trên văn bia trong mộ là: Công Tử Hường Hàn. Ưng Ngô Phụng lập. (ảnh chụp Lăng Ông Hường Hàn), công tử của Trấn Biên Quận Công và là cháu nội của Đức Từ Lê Thị Lộc.
Lăng Ông Cố Hường Hàn Công tử của Ngài Trấn Biên Quận Công và là cháu Nội của Đức Từ  Lê Thị Lộc .Ông Xuân viết là Lăng Công Chúa  Xuân An

Thực tế Lăng Công Chúa Xuân An nằm ở Phường Đúc. Lăng Công Chúa Phòng chúng tôi đã bỏ thời gian dài để tìm kiếm, may thay Mệ Vĩnh Khánh trong Hành Trình ”Dấu Xưa Tích Nguyễn”. Đã cho chúng tôi biết nơi an táng Bà.
Mệ Vĩnh Ba đã dịch 2 câu đối ghi trước Thạch lâu:
Nhất Phiến Thâm Vân Xá. (Nhà nhỏ mây che dài một cái)
Thiên Thu độc Phụng Đài. (Đài Phượng lẻ loi suốt ngàn thu)
Bài Minh trên Bình Phong Hậu, rất tiếc là đã không còn nguyên vẹn. Có lẻ bài Minh đó do Vua Tự Đức viết: Bài Minh ở Mộ Thái Trưởng Công Chúa Xuân An:
Cơ trời định việc trần là khó, mây bay nước lặng, vật đến thời nay … ngàn năm ... đức này ... cháu vua dòng chính … Đời trước … thể chất thơm tho tựa ngọc … tuổi đẹp thuộc hàng Quốc Nữ tính nết sáng ngời.
Trong trẻo … gió xuân đầy nhà, mến mộ.
Thương thay! Hồn đã cởi xe tiên trên trời thăm thẳm. Nay ban cho chôn tại nguyên quán Dương Xuân, cạnh dòng Hương trôi trong veo, ngọn Ngọc Trản ở bên phải.
Con cháu thay nhau ra sức mà lo Hiếu Sự.
Mãi mãi gởi thân đất xa thuộc thôn Từ tây Vinh thiên.
Ngày mồng bốn tháng 5 năm…
Phòng Phong Quốc Công chúng tôi đã cùng Họ Trương Phúc (bên chồng Phò Mã Trương Phúc Lý) đồng Trùng Tu vào tháng 9 năm 2014. Mời Bà con xem Video Trùng Tu lăng Công Chúa Xuân An ở cuối bài.
b-      Về Tẩm của Công Chúa Bình Thạnh. Sách Nghiên cứu Triều Nguyễn và Huế Xưa ghi: Nằm bên cạnh mộ Công Chúa Xuân An.
Thực tế đó là mộ của Bà Công Tôn Nữ Phòng Trấn Biên Quận Công. (xem ảnh chụp).
Lăng Bà Công Tôn Nữ Thị Cấu Cháu Nội gái của Ngài Trấn Biên .Ông Xuân viết là lăng Công Chúa Bình Thạnh

Tẩm của Công Chúa Bình Thạnh và Phò Mã Hồ Phan ở phía trước Lăng Đức Từ Lê Thị Lộc. Hai nấm mộ nằm song song với nhau trong khuôn viên lăng rộng lớn, giáp ranh với Nghĩa địa của Thôn Thượng 2 Xã Thủy Xuân, nay là …. Nhưng đáng buồn là hậu duệ của Phò Mã và Công Chúa chưa trùng tu. Phủ Thờ Họ Hồ (bên chồng) ở Kim Long Huế.
Trân Trọng.
Đại diện Phòng Phong Quốc Công tại Huế.
Vĩnh Hượt.
Lăng Hoàng Tử Miên Ngụ
Lăng Đức Từ  Lê Thị Lộc
Lăng Công chúa Bình Thạnh và Phò Mã Hồ Phan, nằm phía trước Lăng Đức Từ  Lê Thị Lộc
Lăng Công Chúa Bình Thạnh và Phò Mã Hồ Phan: Nấm Mộ Công chúa Bình Thạnh
Nấm mộ Phò Mã Hồ Phan
ảnh toàn cảnh Lăng hai Ông Bà
 

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây