Điều gì khiến nhà Tây Sơn bại bởi nhà Nguyễn? – Phần 1: Những cuộc tàn phá và thảm sát

Thứ hai - 03/06/2019 09:32 1.019 0
Sự thất bại của quân Tây Sơn trước nhà Nguyễn thường được cho là vì cái chết của vua Quang Trung. Tuy nhiên, nhìn lại lịch sử, tại sao Nguyễn Phúc Ánh bao nhiêu lần tay trắng bại vong lại vẫn nhận được sự ủng hộ của người dân? Nhà Tây Sơn đã làm những điều gì để mất lòng dân đến như vậy?
Điều gì khiến nhà Tây Sơn bại bởi nhà Nguyễn? – Phần 1: Những cuộc tàn phá và thảm sát

Hội An: Thương cảng hàng đầu châu Á bị tàn phá

Từ thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, Hội An được xây dựng và phát triển trở thành thương cảng tiêu biểu của châu Á và nổi tiếng khắp thế giới. Rất nhiều thương nhân từ Nhật Bản, Trung Quốc, châu Âu đến đây giao thương, biến Hội An thành hải cảng quốc tế tiêu biểu ở châu Á. Hội An là đô thị rất trù phú, được nhiều nơi trên thế giới biết đến, có rất nhiều khu phố dành cho thương gia nước ngoài.

Một người Ý là Christoforo Borri cư trú ở Hội An vào năm 1618 đã mô tả rằng:

“Hải cảng đẹp nhất, nơi tất cả người ngoại quốc đều tới và cũng là nơi có hội chợ danh tiếng chính là hải cảng thuộc tỉnh Quảng Nam”.

“Người Hoa và Nhật Bản là những thương nhân chủ yếu của chợ phiên, năm nào cũng mở và kéo dài trong bốn tháng. Người Nhật thường đem lại 4, 5 vạn nén bạc, người Trung Hoa thì đi một thứ thuyền buồm đem lại nhiều tơ lụa tốt và sản vật đặc biệt của họ”

“Do chợ này mà Quốc vương thu được số tiền thuế lớn, toàn quốc nhờ vậy cũng được nhiều lợi ích”.

Thế nhưng quân chúa Trịnh và quân Tây Sơn sau khi chiếm Quảng Nam đã tàn phá tất cả Hội An. Không chỉ sử liệu thời nhà Nguyễn mà nhiều thương gia phương Tây cũng chứng kiến ghi nhận cảnh này.

Phố cổ Hội An xưa (Ảnh qua vi.wikipedia.org)

Vào thời điểm 1774-1775 là giai đoạn mà quân Trịnh tiến đánh Phú Xuân (Huế), chúa Nguyễn phải chạy về Quảng Nam, lại bị quân Tây Sơn đánh ra uy hiếp. Một bức thư năm 1775 của Halbout đã ghi nhận:

“Quân nổi loạn đã cướp bóc, cướp phá chẳng nương tay, đến nổi các tỉnh Cham cứ 20 người thì có 19 người chết vì bị đầy đọa khổ sở. Các giáo khu ở Hàn và Cầu Né đều không còn… Năm ngoái, ở Bầu Nghé từ tháng 4 đến tháng 9 âm lịch số giáo dân bị giết đến sáu trăm người… Ở một nơi khác cũng thời gian ấy, ít nhất có đến 1500 giáo dân bị giết. Suốt hai năm ròng gần như quanh tôi lúc nào cũng có người chết và hấp hối…”

Thư của các giáo sĩ thừa sai, NXB Văn học Hà Nội.

Một người Anh Charles Chapman phải thốt lên rằng:
Kiến trúc phố cổ Hội An – Việt Nam, NXB Thế giới“Khi tới Hội An, thành phố lớn này chẳng còn lại là bao những khu phố được quy hoạch quy củ với những ngôi nhà xây bằng gạch, đường lát đá mà chỉ thấy một cảnh hoang tàn làm cho ta cảm thấy xót xa. Trời ơi, những công trình ấy bây giờ chỉ còn đọng lại trong ký ức mà thôi”

Sau này thành phố Hội An đã được xây dựng lại nhưng không thể được như trước nữa, những khu phố sầm uất đã không còn, nhiều thương gia chứng kiến cảnh tàn phá cướp bóc cũng sợ hãi mà không dám quay lại.

Nhà nghiên cứu Tạ chí Đại Trường dẫn lời Linh mục Labartette miêu tả:

“Ở Cửa Hàn (Đà Nẵng) không còn một con heo, gà, vịt, đường cát trước kia sản xuất rất nhiều nay biến mất, tiền mất giá một quan còn giá trị độ một đồng, tình trạng đói khổ ăn xin xuất hiện phổ biến trong xứ.”

Lê Quý Đôn cũng ghi nhận trong thảm cảnh ở Quảng Nam trong “Phủ biên tạp lục” như sau:

“…quá đỗi đói khổ cùng khốn, họ chỉ ngóng trông quân nhà vua đến giải cứu cho họ…”

Cù lao Phố: Trung tâm thương mại sầm uất nhất Nam Bộ bị tàn phá

Trung tâm thương mại ở Nam Bộ là cù lao Phố nằm bên sông Đồng Nai thuộc xã Hiệp Hòa, Biên Hòa ngày nay. Nguồn gốc của nó là do một số tướng lĩnh nhà Minh do không quy phục nhà Thanh nên đến xin chúa Nguyễn được làm con dân Đại Việt và được cho phép khai phá vùng đất này.

Thời ấy thương nghiệp phát triển dẫn đến các nghề thủ công như dệt chiếu, tơ lụa, gốm, đúc đồng, nấu đường, làm bột, đồ gỗ gia dụng, chạm khắc gỗ, đóng thuyền, làm pháo v.v.. rất phát triển. Nơi đây thuận tiện giao thông thủy bộ, buôn bán tấp nập, nên bắt đầu phồn thịnh và nhanh chóng trở thành trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế của cả vùng Nam Bộ.

Cù lao Phố ngày nay.

Sách “Đại Nam nhất thống chí” mô tả rằng Nông Nại đại phố lúc đầu do Trần Thượng Xuyên (tức Trần Thắng Tài – từng là tổng binh ba châu Cao – Lôi – Liêm dưới triều Minh) khai phá, ông “chiêu nạp được người buôn nước Tàu, xây dựng đường phố, lầu quá đôi từng rực rỡ trên bờ sông, liền lạc năm dặm và phân hoạch ra ba nhai lộ: nhai lớn giữa phố lót đá trắng, nhai ngang lót đá ong, nhai nhỏ lót đá xanh, đường rộng bằng phẳng, người buôn tụ tập đông đúc, tàu biển, ghe sông đến đậu chen lấn nhau, còn những nhà buôn to ở đây thì nhiều hơn hết, lập thành một đại đô hội…”

Trịnh Hoài Đức mô tả trong “Gia Định thành thông chí” của mình như sau:

Khi quân Tây Sơn đánh vào Nam bộ, lịch sử ghi nhận rằng cù lao Phố bị tàn phá, người Hoa kiều bị tàn sát. Quân Tây Sơn cướp bóc của cải chở về Quy Nhơn, những gì còn lại đều bị đốt sạch. Các cơ sở thủ công bị phá, dân chúng bị tàn sát, nước đỏ ngầu vì máu. Những người Hoa may mắn sống sót chạy về Bến Nghé, sau này thành lập lại trung tâm thương mại ở vùng Chợ Lớn.“Các thuyền ngoại quốc tới nơi này (cù lao Phố) bỏ neo, mướn nhà ở, rồi kê khai các số hàng trong chuyến ấy cho các hiệu buôn trên đất liền biết. Các hiệu buôn này định giá hàng, tốt lẫn xấu, rồi bao mua tất cả, không để một món hàng nào ứ động. Đến ngày trở buồm về, gọi là ‘hồi đường’, chủ thuyền cần mua món hàng gì, cũng phải làm sẵn hóa đơn đặt hàng trước nhờ mua dùm. Như thế, khách chủ đều được tiện lợi và sổ sách phân minh. Khách chỉ việc đàn hát vui chơi, đã có nước ngọt đầy đủ, lại khỏi lo ván thuyền bị hà ăn, khi về lại chở đầy thứ hàng khác rất là thuận lợi…”.

Những gì còn lại đều bị đốt sạch. (Ảnh minh họa từ imgur.com)

Trịnh Hoài Đức mô tả sự việc này trong “Gia Định thành thông chí” rằng từ khi bị Tây Sơn tàn phá, “nơi đây biến thành gò hoang, sau khi trung hưng người ta tuy có trở về nhưng dân số không được một phần trăm lúc trước”.

Sau khi chợ búa cùng phố xá bị tàn phá nặng nề, các thương gia người Hoa rủ nhau xuống vùng Chợ Lớn, sinh sống và lập những cơ sở thương mãi khác cho đến nay. Kể từ đó, vùng cù lao Phố đánh mất vai trò là trung tâm thương mại của Đàng Trong mà thay vào đó là Chợ Lớn và Mỹ Tho.

Mỹ Tho: Vùng kinh tế hưng thịnh bị tàn phá

Vào năm 1679, một nhóm khoảng ba ngàn người Minh Hương được Chúa Nguyễn cho định cư vùng đất mới này. Trong nhóm có Dương Ngạn Địch đứng ra lập Mỹ Tho đại phố ở làng Mỹ Chánh, huyện Kiến Hòa. Khu đại phố này kéo dài đến Cầu Vĩ, Gò Cát, tức khu vực xã Mỹ Phong hiện nay. Rất nhiều làng xã mọc lên xung quanh khu vực Mỹ Tho: Thái Trấn lập làng An Hoà (sau đổi là Thạnh Trị), Nguyễn Văn Trước lập làng Điều Hòa (khu vực đường Nguyễn Hùynh Đức bây giờ ).

Vào thế kỷ 17, Mỹ Tho đã trở thành một trong hai trung tâm thương mại lớn nhất Nam Bộ lúc bấy giờ (trung tâm còn lại là cù lao Phố). Sự hưng thịnh của phố chợ Mỹ Tho cho thấy nền sản xuất nông – ngư nghiệp và kinh tế hàng hóa địa phương ở thời điểm đó đã có những bước phát triển đáng kể, đặc biệt là đối với ngành thương mại.

Quân Tây Sơn. (Ảnh minh họa từ lyhocdongphuong.org.vn)

Tuy nhiên quân Tây Sơn đã tàn phá vùng kinh tế hưng thịnh này một cách không thương tiếc. Nhà nghiên cứu Sơn Nam đã mô tả trong “Lịch sử khẩn hoang miền Nam” rằng:

“Chợ phố lớn Mỹ Tho, nhà ngói cột chàm, đình cao chùa rộng, ghe thuyền ở các ngả sông biển đến đậu đông đúc làm một đại đô hội rất phồn hoa huyên náo. Từ khi Tây Sơn chiếm cứ, đổi làm chiến trường, đốt phá gần hết, từ năm 1788 trở lại đây, người ta lần trở về, tuy nói trù mật nhưng đối với lúc xưa chưa được phân nửa”.

Thậm chí người ta đã coi quân Tây Sơn như cường đạo. Tại Vĩnh Thanh, trong lúc Tây Sơn vào chiếm cứ thì dân chúng “đều chôn cất của cải không dám phơi bày ra, cho nên bọn cường đạo không cướp lấy được vật gì”.

Thảm sát người Hoa ở Chợ Lớn

Từ khi cù lao Phố bị phá hủy thì các hoạt động thương mại phải di dời tập trung về Chợ Lớn.

Năm 1782 Nguyễn Nhạc đến “18 thôn vườn trầu” thì bị phục kích thua trận. Nhận ra quân phục kích là đạo binh Hòa Nghĩa gồm nhiều người Hoa ủng hộ Nguyễn Phúc Ánh, Nguyễn Nhạc đã thực hiện một cuộc thảm sát đối với người Hoa.

Chợ Lớn xưa. (Ảnh từ internet)

Nhà nghiên cứu Sơn Nam căn cứ theo “Gia Định thông chí” viết trong cuốn “Lịch sử khẩn hoang miền Nam” như sau:

“Nhạc bèn giận lây, phàm người Tàu không kể mới cũ đều giết cả hơn 10.000 người. Từ Bến Nghé đến sông Sài Gòn, tử thi quăng bỏ xuống sông làm nước không chảy được nữa. Cách 2, 3 tháng người ta không dám ăn cá tôm dưới sông. Còn như sô, lụa, chè, thuốc, hương, giấy, nhất thiết các đồ Tàu mà nhà ai đã dùng cũng đều đem quăng xuống sông, chẳng ai dám lấy. Qua năm sau, thứ trà xấu một cân giá bán lên đến 8 quan, 1 cây kim bán 1 quan tiền, còn các loại vật khác cũng đều cao giá, nhân dân cực kỳ khổ sở”.

Ngoài việc trả thù riêng người Tàu, Nguyễn Nhạc còn có dụng tâm tiêu diệt đầu não kinh tế của miền Nam, nơi chúa Nguyễn nắm được nhân tâm từ lâu.

Sự thật là quân Tây Sơn đã tàn sát bao nhiêu người? Linh mục Andre Tôn trong bức thư viết ngày 1/7/1784 mô tả số người chết trong cuộc thảm sát này là 10.000 đến 11.000 người, trong đó phần lớn là người Hoa. Linh mục Castuera, người đã có mặt ở Chợ Quán ngày 7/7/1782, ghi nhận có 4000 người Hoa bị giết. Số nạn nhân thật sự trong những cuộc thành trừng của Tây Sơn là không thể biết chính xác, nhưng một bầu không khí khủng bố đối với người Hoa ở đây là có thật.

Theo Trithucvn

Tác giả: Theo Trithucvn

Nguồn tin: tachcaphe.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây